"> ">
Loading

19:21 - 20/11/2024

Quy định sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ?

Gia đình em sống tại Thị trấn Đại nghĩa, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội - Trục đường 49 là trục đường chính nối chung tâm huyện với khu du lịch Chùa Hương, trục đường có vỉa hè 2 bên, một bên là các hộ gia đình sinh sống. một bên là ruộng lúa (giữa ruộng lúa và vỉa hè là chỗ dất không sử dụng đến khoảng 5m. Từ rất lâu những người dân trên địa bàn thị trấn đã đổ đất và lợp bạt để bán chè nước, rửa xe,... kiếm sống. Trong khoảng 4 năm trở lại đây, số hộ ra trục đường đã tăng lên và hầu như kín hết 2km đoạn đầu của trục đường. Với mong muốn sinh hai và phát triển kinh tế chủ tịch thị trấn đã đồng thuận và có văn bản ký kết để các hộ dân được làm ăn (với một điều kiện là các hộ dân không được xây nhà ở, không được lợp bạt chỉ được phép lợp tôn để không làm mất cảnh quan). Được như vậy, dù khó khăn đến mấy những hộ dân đều cố xây dựng tử tế để làm ăn (không lấn chiếm vỉa hè). - Năm nay 2016, có sự thay đổi cơ cấu lãnh đạo thị trấn. Chủ tịch mới lên, đưa ra một lý do là " làm mất cảnh quan khu vực" nên ra lệnh tháo rời hết các gian hàng đã được đầu tư xây cất bằng mái tôn. Nhưng lại vẫn cho phép lợp rạp để bán nước. Điều này đã khiến những hộ dân đang sinh sống nhờ vào đó vô cùng lo lắng, không biết như thế nào. Do vậy, xin công ty có thể cho em biết một số lời tư vấn và các nguồn thông tin tin cậy em có thể tìm hiểu, đồng thời có những giải pháp nào để gia đình em và những hộ dân đang sinh sống có thể thực hiện với hy vọng các gian hàng không bị phá. Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!

Nội dung chính

    Quy định sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ?

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 thì: Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ.

    Theo quy định tại Điều 43 Luật giao thông đường bộ 2008 về phạm vi đất dành cho đường bộ:

    "1. Phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.

    2. Trong phạm vi đất dành cho đường bộ, không được xây dựng các công trình khác, trừ một số công trình thiết yếu không thể bố trí ngoài phạm vi đó nhưng phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, gồm công trình phục vụ quốc phòng, an ninh, công trình phục vụ quản lý, khai thác đường bộ, công trình viễn thông, điện lực, đường ống cấp, thoát nước, xăng, dầu, khí.

    3. Trong phạm vi đất hành lang an toàn đường bộ, ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được làm ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ. Việc đặt biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ phải được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.

    4. Người đang sử dụng đất được pháp luật thừa nhận mà đất đó nằm trong hành lang an toàn đường bộ thì được tiếp tục sử dụng đất theo đúng mục đích đã được xác định và không được gây cản trở cho việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ.

    Trường hợp việc sử dụng đất gây ảnh hưởng đến việc bảo vệ an toàn công trình đường bộ thì chủ công trình và người sử dụng đất phải có biện pháp khắc phục, nếu không khắc phục được thì Nhà nước thu hồi đất và bồi thường theo quy định của pháp luật."

    5. Chính phủ quy định cụ thể phạm vi đất dành cho đường bộ, việc sử dụng, khai thác đất hành lang an toàn đường bộ và việc xây dựng các công trình thiết yếu trong phạm vi đất dành cho đường bộ."

    Theo Điều 15 Nghị định 100/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

    Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ nhằm bảo đảm an toàn giao thông và bảo vệ công trình đường bộ. Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định như sau:

    1. Đối với đường ngoài đô thị: Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

    a) 17 mét đối với đường cấp I, cấp II;

    b) 13 mét đối với đường cấp III;

    c) 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V;

    d) 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

    2. Đối với đường đô thị, giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Đối với đường cao tốc ngoài đô thị:

    a) 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên;

    b) 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm;

    c) Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn theo Khoản 1 Điều này nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này.

    Nếu Chủ tịch mới của thị trấn đưa ra lý do rằng việc kinh doanh của gia đình bạn và các hộ gia đình khác gây ảnh hưởng tới cảnh quan khu vực thì người này có quyền yêu cầu các hộ dân này tháo dỡ và dừng hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Theo quy định tại Luật tổ chức chính quyền địa phương thì chủ tịch UBND xã, thị trấn có nhiệm vụ, quyền hạn, như sau:

    Điều 121. Phạm vi, trách nhiệm giải quyết công việc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân

    1. Chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của Luật này; cùng các thành viên khác của Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Ủy ban nhân dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, cơ quan hành chính nhà nước cấp trên, trước Nhân dân địa phương và trước pháp luật.

    2. Trực tiếp chỉ đạo giải quyết hoặc giao Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân chủ trì, phối hợp giải quyết những vấn đề liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực ở địa phương. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân có thể thành lập các tổ chức tư vấn để tham mưu, giúp Chủ tịch giải quyết công việc.

    3. Ủy nhiệm một Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thay mặt Chủ tịch điều hành công việc của Ủy ban nhân dân khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt.

    4. Thay mặt Ủy ban nhân dân ký quyết định của Ủy ban nhân dân; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó ở địa phương.

    Nếu bạn và các hộ gia đình khác cho rằng quyết định của chủ tịch này là không hợp lý thì có thể làm đơn khiếu nại theo thủ tục khiếu nại quy định tại luật khiếu nại 2011.

    Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định:  Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Tại Điều 103 Luật Tố tụng hành chính 2010 quy định về quyền khởi kiện vụ án hành chính như sau:

    - Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.

    - Cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.

    - Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.

    Như vậy, quyết định hành chính, hành vi hành chính chỉ bị khởi kiện khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính đó.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sử dụng đất thuộc hành lang an toàn giao thông đường bộ. Bạn nên tham khảo chi tiết Luật giao thông đường bộ 2008 để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    200