Loading

08:44 - 18/12/2024

Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

Nội dung chính

    Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

    Ngày 24 tháng 8 năm 2024 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 tải phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

    Cụ thể, phạm vi, đối tượng, quan điểm khi phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030 tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

    (1) Phạm vi, đối tượng

    - Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, bao gồm một số đảo và quần đảo.

    - Đối tượng quy hoạch:

    Đất lâm nghiệp (gồm đất có rừng, đất chưa có rừng được quy hoạch để phát triển rừng), các công trình kết cấu hạ tầng lâm nghiệp như: hệ thống vườn ươm, đường vận chuyển lâm sản, các công trình phục vụ bảo vệ rừng như trạm bảo vệ rừng, chòi canh, đường băng cản lửa.

    (2) Quan điểm

    - Rừng được quản lý bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững; bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh; bảo tồn tài nguyên đa dạng sinh học, duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng, giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Bảo đảm tổ chức liên kết theo chuỗi từ bảo vệ rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản để nâng cao giá trị rừng.

    - Bảo đảm công khai, minh bạch, sự tham gia của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trong hoạt động lâm nghiệp.

    - Tuân thủ các điều ước quốc tế liên quan đến ngành Lâm nghiệp mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào?

    Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thế nào? (Hình từ Internet)

    Thực hiện quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia có phải tiến hành lấy ý kiến không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 12 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:

    Lập, lấy ý kiến, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia
    1. Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được quy định như sau:
    a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
    b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.
    2. Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:
    a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;
    b) Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;
    c) Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.
    ...

    Như vậy, việc quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia phải tiến hành lấy ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

    Lưu ý:

    Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia:

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

    - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc lập quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia.

    Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện như sau:

    - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lấy ý kiến cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến góp ý về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia;

    - Việc lấy ý kiến về quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia được thực hiện thông qua hình thức công khai trên cổng thông tin điện tử, phương tiện thông tin đại chúng; gửi lấy ý kiến bằng văn bản; tổ chức hội nghị, hội thảo;

    - Thời gian lấy ý kiến là 60 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định tổ chức lấy ý kiến.

    Mục tiêu khi phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 1 Quyết định 895/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ mục tiêu phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

    - Mục tiêu tổng quát

    Xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật trên cơ sở thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp; đảm bảo sự tham gia rộng rãi, bình đẳng của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động lâm nghiệp, huy động các nguồn lực xã hội; phát huy tối đa các tiềm năng, vai trò và giá trị của rừng để phát triển bền vững; đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    - Mục tiêu cụ thể

    + Đảm bảo duy trì tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ổn định từ 42% đến 43%, chú trọng nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên hiện có.

    + Tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp bình quân đạt 5,0% đến 5,5%/năm. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt 20 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025 và 25 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030; giá trị tiêu thụ đồ gỗ và lâm sản trong nước đạt 5 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2025, 6 tỷ đô la Mỹ (quy đổi) vào năm 2030.

    + Trồng rừng sản xuất bình quân 238 nghìn ha/năm. Trồng rừng phòng hộ và rừng đặc dụng bình quân 8,6 nghìn ha/năm. Phục hồi rừng tự nhiên bình quân 22,5 nghìn ha/năm; diện tích rừng có chứng chỉ quản lý rừng bền vững đến năm 2030 đạt trên 1,0 triệu ha.

    + Sản lượng gỗ khai thác trong nước đạt 35 triệu m3 vào năm 2025 và 50 triệu m3 vào năm 2030.

    + Đến năm 2025, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất trên một đơn vị diện tích tăng 1,5 lần, đến năm 2030 tăng 2 lần so với năm 2020.

    + Thu dịch vụ môi trường rừng tăng bình quân 5%/năm. Giai đoạn 2021 - 2025 thu khoảng 3.500 tỷ đồng/năm, giai đoạn 2026 - 2030 thu khoảng 4.000 tỷ đồng/năm.

    + Hệ thống kết cấu hạ tầng, công nghệ thông tin ngành lâm nghiệp, đặc biệt là hạ tầng phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy rừng được đầu tư đồng bộ.

    + Đến 2030, 100% diện tích rừng của các chủ rừng là tổ chức được quản lý bền vững nhằm nâng cao hiệu quả bảo tồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng sinh học và đảm bảo chức năng phòng hộ của rừng, giảm thiểu tối đa các vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

    - Tầm nhìn đến năm 2050

    + Đến năm 2050, xây dựng ngành lâm nghiệp trở thành một ngành kinh tế, kỹ thuật, phát huy tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng nhiệt đới; ứng dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ, giá trị gia tăng cao, chủ động tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu; đóng góp ngày càng tăng vào sự phát triển bền vững của đất nước; góp phần cải thiện sinh kế, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống và không gian sinh tồn của đồng bào các dân tộc; bảo đảm giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước.

    + Quản lý rừng bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học; bảo đảm an ninh môi trường, an ninh nguồn nước, chống mất rừng, suy thoái rừng, suy thoái đất, giảm thiểu tác động của thiên tai, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; tham gia tích cực và thực hiện đầy đủ, có trách nhiệm các nghĩa vụ cam kết quốc tế.

    saved-content
    unsaved-content
    113