So sánh tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong kỷ luật Đảng viên tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017?
Nội dung chính
So sánh tình tiết giảm nhẹ trong xử lý kỷ luật Đảng viên?
Theo Theo Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 và Điều 4 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định:
STT | Quy định 69 | Quy định 102 |
1 | Chủ động báo cáo vi phạm, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm trước khi bị phát hiện.
| Chủ động báo cáo vi phạm, tự giác nhận trách nhiệm về khuyết điểm, vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật tương xứng trước và trong quá trình kiểm tra, giám sát.
|
2 | Chủ động báo cáo, cung cấp thông tin, phản ánh đầy đủ, trung thực về người cùng vi phạm | Chủ động cung cấp thông tin, hồ sơ, tài liệu, phản ánh đầy đủ, trung thực về người cùng vi phạm |
3 | - Chủ động khắc phục hậu quả vi phạm - Tích cực tham gia ngăn chặn hành vi vi phạm - Từ giác bồi thường thiệt hại do mình gây ra. | - Chủ động chấm dứt hành vi vi phạm. - Tích cực ngăn chặn hành vi vi phạm. - Tự giác nộp tài sản tham nhũng; bồi thường thiệt hại khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm của mình gây ra |
4 | Do khách quan hoặc bị ép buộc nhưng đã chủ động báo cáo | Không quy định |
5 | Do phải thực hiện chủ trương, quyết định, mệnh lệnh sai của cấp trên | Khi thực hiện chủ trương/thí điểm đổi mới, sáng tạo được cho phép, không thuộc trường hợp được miễn kỷ luật hoặc giảm nhẹ trách nhiệm |
So sánh tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong kỷ luật Đảng viên tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017? (Hình từ internet)
So sánh tình tiết tăng nặng trong xử lý kỷ luật Đảng viên?
Theo Theo Điều 5 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 và Điều 4 Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 quy định:
Quy định 69 | Quy định 102 |
- Đã được giáo dục, nhắc nhở mà không sửa chữa - Quanh co, che giấu/không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm. - Bao che cho người cùng vi phạm; trù dập, trả thù người tố cáo/cung cấp chứng cứ. - Cung cấp thông tin, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ; sửa chữa, tiêu huỷ chứng cứ; lập chứng cứ giả. - Gây khó khăn, cản trở quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra… - Lợi dụng tình trạng thiên tai, khẩn cấp… - Không bồi hoàn, khắc phục hậu quả khi gây thiệt hại về vật chất. - Vi phạm nhiều lần, có hệ thống, bị kỷ luật nhiều lần; có tổ chức; là chủ mưu, khởi xướng. - Ép buộc, tiếp tay… người khác vi phạm hoặc hướng dẫn, ép buộc, tạo điều kiện… cho người khác lập chứng cứ giả; che giấu, sửa chữa, tiêu huỷ chứng cứ… | - Đã được yêu cầu kiểm điểm nhưng không thực hiện; không sửa chữa khuyết điểm; - Không tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm, hình thức kỷ luật tương xứng; gây thiệt hại mà không bồi thường cũng không khắc phục hậu quả hoặc khắc phục nhưng không đúng yêu cầu; không tự giác nộp lại tiền, tài sản do vi phạm mà có. - Đối phó, quanh co, cản trở quá trình kiểm tra, thanh tra, điều tra, xét xử. - Bao che người vi phạm; đe doạ, trù dập, trả thù người tố cáo, người làm chứng… Ép buộc, tiếp tay cho người khác cùng vi phạm. - Vi phạm có tổ chức, là người chủ mưu, báo cáo sai sự thật; ngăn cản người khác cung cấp chứng cứ; che giấu, sửa chữa, tiêu huỷ cứng cứ; tạo chứng cứ giả. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh… để trục lợi. |
Xem xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ để xử lý kỷ luật Đảng viên như thế nào?
Theo Điều 2 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định:
"Điều 2. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
1. Tất cả tổ chức đảng và đảng viên bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đều phải xem xét thi hành kỷ luật công minh, chính xác, kịp thời.
2. Thi hành kỷ luật phải đúng nguyên tắc, quy trình, thủ tục và thẩm quyền theo quy định của Đảng.
3. Khi xem xét kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, động cơ, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm, hoàn cảnh cụ thể, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, ý thức, thái độ tự phê bình, tiếp thu phê bình và kết quả sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.
4. Một hành vi vi phạm chỉ bị kỷ luật một lần bằng một hình thức kỷ luật. Khi cùng một thời điểm xem xét kỷ luật nếu có từ hai hành vi vi phạm trở lên thì xem xét, kết luận từng hành vi vi phạm và quyết định chung bằng một hình thức kỷ luật cao nhất; không tách riêng từng hành vi vi phạm để thi hành các hình thức kỷ luật khác nhau và kỷ luật nhiều lần.
5. Sau 12 tháng, kể từ ngày công bố quyết định kỷ luật hoặc quyết định giải quyết khiếu nại kỷ luật (trừ quyết định kỷ luật khai trừ đối với đảng viên hoặc quyết định kỷ luật giải tán đối với tổ chức đảng), nếu tổ chức đảng, đảng viên không khiếu nại, không tái phạm hoặc không có vi phạm mới đến mức phải kỷ luật thì quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực.
6. Tổ chức đảng, đảng viên bị kỷ luật oan, sai, thì tổ chức đảng ra quyết định kỷ luật phải hủy bỏ hoặc thay đổi quyết định kỷ luật cho phù hợp; nếu tổ chức đảng không thực hiện thì tổ chức đảng cấp trên có thẩm quyền quyết định, đồng thời xem xét trách nhiệm của tổ chức đảng đã ra quyết định kỷ luật oan, sai, nếu có vi phạm đến mức phải kỷ luật thì xử lý theo quy định.
7. Tổ chức đảng bị kỷ luật đã chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc kết thúc hoạt động thì việc công bố quyết định kỷ luật thực hiện ở tổ chức đảng đã tiếp nhận việc chuyển giao, chia tách, sáp nhập hoặc tổ chức đảng cấp trên trực tiếp của tổ chức đảng đó.
8. Kỷ luật tổ chức đảng phải xem xét rõ trách nhiệm của tổ chức, đồng thời xem xét trách nhiệm của từng cá nhân liên quan để kỷ luật đối với đảng viên vi phạm, nhất là trách nhiệm người đứng đầu.
Đảng viên trong tổ chức đảng bị kỷ luật phải chịu trách nhiệm về nội dung vi phạm, hình thức kỷ luật của tổ chức đảng đó và phải ghi vào lý lịch đảng viên; đảng viên không bị kỷ luật về cá nhân vẫn được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thực hiện công tác cán bộ theo quy định. Đảng viên không tán thành hoặc không liên quan trực tiếp đến vi phạm của tổ chức đảng cũng phải ghi rõ vào lý lịch đảng viên.
..."
Như vậy, trên đây là bảng so sánh tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trong kỷ luật Đảng viên tại Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 và Quy định 102-QĐ/TW năm 2017 bạn đọc có thể tham khảo.