Loading

16:46 - 17/12/2024

Tác dụng của cọc mốc lộ giới? Cọc mốc lộ giới được sơn màu gì?

Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ. Vậy cọc mốc lộ giới được sơn màu gì?

Nội dung chính

    Tác dụng của cọc mốc lộ giới?

    Căn cứ theo Điều 68 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định tác dụng của cọc mốc lộ giới như sau:

    Cọc mốc lộ giới là một loại báo hiệu đường bộ dùng để xác định giới hạn bề rộng đất dành cho đường bộ (gồm đất của đường bộ và hành lang an toàn đường bộ) theo quy định của Luật Giao thông đường bộ.

    >> Tải Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT tại đây: TẢI VỀ

    Tác dụng của cọc mốc lộ giới? Cọc mốc lộ giới được sơn màu gì?Tác dụng của cọc mốc lộ giới? Cọc mốc lộ giới được sơn màu gì? (Hình từ Internet)

    Cọc mốc lộ giới được sơn màu gì?

    Căn cứ theo Điều 69 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVTquy định như sau:

    Cấu tạo cọc mốc
    69.1. Cọc mốc được đúc bằng bê tông không có cốt thép với kích thước (20 cm x 20 cm x 100 cm). Phần đầu cọc mỗi cạnh vát 10°, phần chôn xuống đất dài 50 cm, có bê tông chèn chân cọc. Trong trường hợp đặc biệt có thiết kế riêng nhưng phải đảm bảo bề rộng để viết chữ.
    69.2. Mặt trước cọc (phía quay ra đường) ghi chữ "MỐC LỘ GIỚI", chữ chìm, nét chữ màu đỏ cao 6 cm, rộng 1 cm, sâu vào trong bê tông 3 mm - 5 mm;
    69.3. Cọc được sơn màu trắng. Phần trên cùng cao 10 cm (từ đình cột trở xuống) sơn màu đỏ;
    69.4. Chi tiết quy định tại Phụ lục I của Quy chuẩn này.

    Theo đó, cọc mốc lộ giới được sơn màu trắng, phần trên cùng cao 10 cm (từ đình cột trở xuống) sơn màu đỏ.

    Quy định về cắm cọc mốc lộ giới? Mốc lộ giới trên những tuyến đường phải thể hiện, lập trên bản đồ duỗi thẳng với tỷ lệ bao nhiêu?

    Căn cứ theo Điều 70 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định cắm cọc mốc lộ giới như sau:

    Quy định về cắm cọc mốc lộ giới
    70.1. Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.
    70.2. Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.
    70.3. Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí cần thiết sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.

    Đồng thời, theo Điều 71 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT quy định như sau:

    Các quy định khác
    Mốc lộ giới trên các tuyến đường phải được thể hiện, lập trên bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000

    Theo đó, quy định về cắm mốc lộ giới như sau:

    - Đường qua khu đông dân cư, thị xã, làng, bản: bình quân cứ 100 m cắm một cột về mỗi bên đường.

    - Đường qua khu vực đồng ruộng, đồi thấp, ngoài khu đông dân cư, tùy theo địa hình cụ thể mà cự ly các cột thay đổi từ 200 m đến 500 m.

    - Ở vùng núi cao chỉ cắm đại diện ở một số vị trí cần thiết sao cho đủ để giúp cho quản lý hành lang an toàn đường bộ.

    Đồng thời, mốc lộ giới trên các tuyến đường phải được thể hiện, lập trên bình đồ duỗi thẳng với tỷ lệ 1/10.000.

    Mốc lộ giới có phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng không?

    Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 10/2016/TT-BXD quy định về các loại mốc giới như sau:

    Các loại mốc giới
    1. Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.
    2. Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ
    3. Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.
    4. Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.
    5. Trong trường hợp mốc giới cần cắm nằm bên trong công trình hiện trạng, gây ảnh hưởng đến công trình hiện trạng thì xác định mốc tham chiếu để thay thế mốc giới cần cắm, có ký hiệu MTC.

    Theo đó, các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng bao gồm:

    - Các mốc giới cắm ngoài thực địa gồm: mốc tim đường, mốc chỉ giới đường đỏ, mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng theo hồ sơ cắm mốc giới đã được phê duyệt.

    - Mốc tim đường là mốc xác định tọa độ và cao độ vị trí các giao Điểm và các Điểm chuyển hướng của tim đường, có ký hiệu TĐ.

    - Mốc chỉ giới đường đỏ là mốc xác định đường ranh giới phân định giữa phần lô đất để xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, có ký hiệu CGĐ.

    - Mốc ranh giới khu vực cấm xây dựng là mốc xác định đường ranh giới khu vực cấm xây dựng; khu bảo tồn, tôn tạo di tích lịch sử, văn hóa và các khu vực cần bảo vệ khác, có ký hiệu RG.

    Như vậy, mốc lộ giới không phải một trong các loại mốc giới theo quy hoạch xây dựng.

    saved-content
    unsaved-content
    135