Loading

09:31 - 09/11/2024

Thẩm quyền của Thanh tra lao động trong xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội

Thẩm quyền của Thanh tra Nhà nước về lao động khi xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền của Thanh tra lao động trong xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội

    Thẩm quyền của Thanh tra lao động trong xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 37 Nghị định 95/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Cụ thể như sau:

    1. Thanh tra viên lao động, người được giao nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.

    2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

    3. Chánh thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 75.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

    4. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Bộ có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 52.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

    5. Trưởng đoàn thanh tra lao động cấp Sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

    c) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này;

    d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV của Nghị định này.

    Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về thẩm quyền của Thanh tra lao động trong xử phạt hành chính về bảo hiểm xã hội. Bạn nên tham khảo chi tiết Nghị định 95/2013/NĐ-CP để nắm rõ quy định này.

    saved-content
    unsaved-content
    162