Loading

11:45 - 12/11/2024

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán được quy định như thế nào?Theo thông tin tôi được biết thì Chính phủ vừa ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập. Vì nhu cầu tìm hiểu, nhờ Ban biên tập hỗ trợ giúp, cụ thể: Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán

    Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2018, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán quy định như sau:

    1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền tối đa đến 5.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.

    2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán như sau:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền tối đa đến 25.000.000 đồng;

    c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

    d) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh) có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập như sau:

    a) Phạt cảnh cáo;

    b) Phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;

    c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;

    d) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, kiểm toán có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

    đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 5 Nghị định này.

    Trên đây là nội dung tư vấn về Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Ủy ban nhân dân các cấp trong lĩnh vực kế toán. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 41/2018/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    83