Loading

09:33 - 18/12/2024

Thẩm tra, kết luận và xử lý đảng tịch của Đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý được thực hiện như thế nào?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau đây: Đối với Đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì việc thẩm tra, xử lý đảng tịch sẽ thực hiện thế nào? Xin cảm ơn!

Nội dung chính

    Đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì việc thẩm tra, kết luận, xử lý đảng tịch của Đảng viên được thực hiện thế nào?

    Căn cứ vào Mục 8 Hướng dẫn 08-HD/BTCTW năm 2017 quy định như sau:

    “8- Về đảng tịch của đảng viên
    Việc thẩm tra, kết luận, xử lý đảng tịch của đảng viên, công nhận là đảng viên, khôi phục quyền đảng viên, xóa tên đảng viên hoặc cho nối lại sinh hoạt đảng của đảng viên thực hiện theo Quy định số 29-QĐ/TW ngày 25-7-2016 của Ban Chấp hành Trung ương về thi hành Điều lệ Đảng, Quy định số 59-QĐ/TW ngày 22-12-2016 của Bộ Chính trị về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và phân cấp quản lý cán bộ trong Quân đội, cụ thể như sau:
    - Đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì Thường vụ Quân ủy Trung ương đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xem xét, giải quyết. Trường hợp ý kiến của Thường vụ Quân ủy Trung ương khác với kết luận của Ban Tổ chức Trung ương thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
    - Đảng viên là cán bộ thuộc diện Quân ủy Trung ương quản lý thì do Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương xem xét, quyết định.
    - Đảng viên là cán bộ thuộc diện đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương quản lý thì do ban thường vụ đảng ủy trực thuộc Quân ủy Trung ương xem xét, quyết định.
    - Đảng viên không thuộc diện nói trên thì do ban thường vụ đảng ủy cấp sư đoàn, vùng hải quân, vùng cảnh sát biển và tương đương xem xét, quyết định.”

    Như vậy, căn cứ vào Đảng viên là các bộ thuộc cơ quan, tổ chức nào quản lý để xác định trình tự giải quyêt theo hướng dẫn nêu trên.

    Theo đó, nếu như Đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý thì Thường vụ Quân ủy Trung ương đề nghị Ban Tổ chức Trung ương xem xét, giải quyết về đảng tịch của Đảng viên.

    Thẩm tra, kết luận và xử lý đảng tịch của Đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý được thực hiện như thế nào?

    Thẩm tra, kết luận và xử lý đảng tịch của Đảng viên thuộc diện Trung ương quản lý được thực hiện như thế nào?

    Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải quyết những vấn đề về đảng tịch của Đảng viên?

    Căn cứ vào tiểu mục 5.1 Mục 5 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 quy định như sau:

    “5- Về đảng tịch của đảng viên
    5.1- Thẩm quyền giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên (thẩm tra, kết luận về đảng tịch, việc công nhận là đảng viên, khôi phục quyền đảng viên, xóa tên hoặc cho nối lại sinh hoạt đảng của đảng viên).
    a) Đối với đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý thì ủy quyền Ban Tổ chức Trung ương xem xét, giải quyết.
    Trường hợp ý kiến của cấp ủy trực thuộc Trung ương khác với kết luận của Ban Tổ chức Trung ương thì báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định.
    b) Đảng viên là cán bộ diện tỉnh ủy và tương đương quản lý thì ban thường vụ tỉnh ủy và tương đương xem xét, quyết định.
    c) Đảng viên không thuộc diện nêu trên thì ban thường vụ huyện ủy và tương đương xem xét, quyết định.”

    Theo đó, căn cứ vào Đảng viên là cán bộ thuộc diện quản lý của cơ quan, tổ chức nào để xác định thẩm quyền xem xét, giải quyết đảng tịch của Đảng viên theo quy định trên.

    Hướng dẫn giải quyết những vấn đề về đảng tịch của Đảng viên?

    Căn cứ vào tiểu mục 5.2 Mục 5 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 quy định như sau:

    “5- Về đảng tịch của đảng viên
    5.2- Giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên.
    a) Không đặt ra việc xem xét lại đối với những đảng viên có vấn đề về đảng tịch đã được cấp ủy có thẩm quyền xem xét, kết luận trước đây mà không phát hiện thêm vấn đề gì mới.
    b) Chỉ xem xét, khôi phục quyền đảng viên và tính tuổi đảng liên tục đối với những người bị đưa ra khỏi Đảng đã được cấp có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là bị oan và từ khi bị đưa ra khỏi Đảng đến nay không vi phạm tư cách đảng viên.
    c) Đảng viên được kết nạp trước Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng (ngày 05-9-1960) và trước ngày 30-4-1975 (ở các địa phương từ phía Nam sông Bến Hải trở vào) mà lúc kết nạp vào Đảng chưa đủ 18 tuổi thì ngày vào Đảng được giữ nguyên.
    g) Những đảng viên có nghi vấn không được tổ chức đảng kết nạp vào Đảng thì phải xem xét kỹ, sau khi thẩm tra, thấy có đủ căn cứ kết luận là đã được tổ chức kết nạp vào Đảng theo quy định của Điều lệ Đảng; hoặc đúng với quy định tại những điểm nêu trên và từ đó đến nay vẫn tham gia sinh hoạt đảng, giữ gìn được tư cách đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền công nhận là đảng viên. Nếu có đủ căn cứ kết luận người đó mạo nhận là đảng viên thì cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên.
    h) Những đảng viên không tham gia sinh hoạt đảng do gián đoạn sinh hoạt đảng, sau khi đã thẩm tra, thấy có đủ căn cứ và chứng lý rõ ràng, nếu nội dung vi phạm là do chính bản thân gây ra thì không nối lại sinh hoạt đảng và thông báo xóa tên trong danh sách đảng viên; nếu nội dung vi phạm không phải do chính bản thân gây ra và được chi bộ, cấp ủy cơ sở nơi công tác hoặc nơi cư trú xác nhận vẫn thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, giữ gìn được phẩm chất đạo đức trong thời gian không tham gia sinh hoạt đảng, thì được xét nối lại sinh hoạt đảng.”

    Theo đó, việc giải quyết vấn đề đảng tịch của đảng viên trong một số trường hợp nhất định sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    51