Loading

17:04 - 25/11/2024

Thế nào là phí bảo vệ môi trường? Ai phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153?

Thế nào là phí bảo vệ môi trường? Ai phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153? Phí bảo vệ môi trường được tính như thế nào?

Nội dung chính

    Thế nào là phí bảo vệ môi trường?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020, phí bảo vệ môi trường được áp dụng đối với các hoạt động xả thải ra môi trường, khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh các tác động xấu đối với môi trường, và dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 

    Mặc dù hiện nay các văn bản pháp luật và văn bản dưới luật chưa có một định nghĩa chi tiết về phí bảo vệ môi trường, nhưng theo cách hiểu thông thường, phí bảo vệ môi trường là một khoản tiền mà các cá nhân, tổ chức phải nộp khi thực hiện các hành vi xả thải ra môi trường hoặc gây ra tác động xấu đến môi trường. Khoản phí này nhằm mục đích bù đắp chi phí liên quan đến việc bảo vệ, cải thiện và duy trì môi trường.

    Ngoài ra, phí bảo vệ môi trường còn mang tính phục vụ, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp các dịch vụ liên quan đến hoạt động bảo vệ và xây dựng môi trường, cũng như tổ chức quản lý hành chính đối với hoạt động của các đối tượng nộp phí.

    Phí bảo vệ môi trường

    Thế nào là phí bảo vệ môi trường? (Hình từ internet)

    Ai phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải theo Nghị định 153?

    Căn cứ Điều 3 Nghị định 153/2024/NĐ-CP quy định người nộp phí bảo vệ môi trường đối với khí thải là cơ sở xả khí thải, bao gồm các cơ sở sau:

    - Cơ sở sản xuất gang, thép, luyện kim (trừ cán, kéo, đúc từ phôi nguyên liệu).

    - Cơ sở sản xuất hóa chất vô cơ cơ bản (trừ khí công nghiệp), phân bón vô cơ và hợp chất ni tơ (trừ phối trộn, sang chiết, đóng gói), thuốc bảo vệ thực vật hóa học (trừ phối trộn, sang chiết).

    - Cơ sở lọc, hoá dầu.

    - Cơ sở tái chế, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại; sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

    - Cơ sở sản xuất than cốc, sản xuất khí than.

    - Nhà máy nhiệt điện.

    - Cơ sở sản xuất xi măng.

    - Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác có phát sinh bụi, khí thải công nghiệp không thuộc các cơ sở nêu trên.

    Lưu ý: Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2025.

    Phí bảo vệ môi trường được tính như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP thì phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp trong kỳ nộp phí được tính theo công thức sau: F = f + C.

    Trong đó:

    - F là tổng số phí phải nộp trong kỳ nộp phí (quý hoặc năm).

    - f là phí cố định quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP (quý hoặc năm).

    - C là phí biến đổi, tính theo quý.

    Phí biến đổi của cơ sở xả khí thải (C) là tổng số phí biến đổi tại mỗi dòng khí thải (Ci) được xác định theo công thức sau: C = ΣCi.

    Phí biến đổi mỗi dòng khí thải (Ci) bằng tổng số phí biến đổi của các chất gây ô nhiễm môi trường quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải (i) và được xác định theo công thức sau:

    Số phí biến đổi của từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải (i) được xác định như sau:

     

    Trong đó:

    Thời gian xả khí thải tại dòng khí thải thứ i là tổng thời gian xả khí thải trong kỳ tính phí tại dòng khí thải thứ i theo khai báo của người nộp phí.

    Lưu lượng khí thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm môi trường có trong khí thải tại mỗi dòng khí thải phát sinh trong kỳ nộp phí được xác định như sau:

    (1) Đối với cơ sở xả khí thải thực hiện quan trắc định kỳ:

    Lưu lượng khí thải: Được xác định theo lưu lượng ghi trong giấy phép môi trường.

    Nồng độ từng chất gây ô nhiễm: Được xác định căn cứ vào số liệu quan trắc định kỳ (3 tháng/lần) theo quy định tại Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

    Trường hợp cơ sở có tần suất quan trắc định kỳ 06 tháng/lần: Việc kê khai, tính phí trong quý không thực hiện quan trắc theo kỳ quan trắc của quý đó mà dựa vào số liệu quan trắc của kỳ quan trắc liền trước.

    (2) Đối với cơ sở xả khí thải thực hiện quan trắc tự động, liên tục:

    Lưu lượng khí thải và nồng độ từng chất gây ô nhiễm: Được xác định dựa trên giá trị trung bình của các kết quả đo, theo đặc tính kỹ thuật của từng loại thiết bị quan trắc tự động. Các thiết bị này sẽ ghi nhận và cung cấp dữ liệu về lưu lượng và nồng độ chất ô nhiễm trong khí thải liên tục, giúp cơ sở dễ dàng xác định mức độ ô nhiễm và tính phí chính xác.

    Lưu ý:

    Đối với cơ sở xả khí thải thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải tự động, liên tục hoặc quan trắc định kỳ theo giấy phép môi trường (sau đây gọi là đối tượng phải quan trắc khí thải): Số phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp là tổng số phí phải nộp (F) được xác định theo công thức quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 153/2024/NĐ-CP.

    Đối với cơ sở xả khí thải không thuộc đối tượng phải quan trắc khí thải: Số phí bảo vệ môi trường đối với khí thải phải nộp là mức thu phí cố định (f) quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 153/2024/NĐ-CP

    Lưu ý: Nghị định 153/2024/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2025.

    saved-content
    unsaved-content
    188