Loading

08:20 - 18/12/2024

Thời hạn tạm giam được tính như thế nào nếu có nhiều bị can trong cùng vụ án hình sự bị truy tố theo các tội danh khác nhau?

Nhiều bị can trong cùng 1 vụ án hình sự bị truy tố theo các tội danh khác nhau vậy thời hạn tạm giam các bị can được tính như thế nào? - Câu hỏi của anh Thành tại Hà Nội.

Nội dung chính

    Ai có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

    Căn cứ vào khoản 1 Điều 113 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

    Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
    1. Những người sau đây có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam:
    a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;
    b) Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;
    c) Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

    Theo đó, những người có quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam bao gồm:

    - Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

    - Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

    - Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

    Thời hạn tạm giam của bị can được quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

    Thời hạn tạm giam của bị can được quy định như thế nào? Ai có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam?

    Thời hạn tạm giam của bị can được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 173 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định như sau:

    Thời hạn tạm giam để điều tra
    1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
    2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
    Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
    a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
    b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
    c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
    d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

    Theo đó thời hạn tạm giam bị can để điều tra vụ án hình sự:

    - Đối với tội phạm ít nghiêm trọng không quá 02 tháng

    - Đối với tội phạm nghiêm trọng không quá 03 tháng

    - Đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không quá 04 tháng

    Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra thì có thể gia hạn thêm thời hạn tạm gia.

    Nhiều bị can trong cùng 1 vụ án hình sự bị truy tố theo các tội danh khác nhau vậy thời hạn tạm giam các bị can được tính như thế nào?

    Căn cứ vào tiết 1.3 tiểu mục 1 Mục I Nghị quyết 04/2004/NQ- HĐTP hướng dẫn như sau:

    Về Điều 176 của BLTTHS
    ...
    1.3. Về việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử
    Khi thời hạn quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 176 của BLTTHS gần hết (thời hạn chuẩn bị xét xử còn lại không quá năm ngày) mà Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà thấy rằng vụ án phức tạp nên chưa ra được một trong những quyết định quy định tại đoạn này, thì cần phải báo cáo ngay với Chánh án Toà án để ra quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử. Việc gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử phải thực hiện theo đúng quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 176 của BLTTHS và không quá thời hạn được hướng dẫn tại điểm b tiểu mục 1.2.1 mục 1 Phần I của Nghị quyết này. Hết thời hạn được gia hạn, Thẩm phán được phân công chủ toạ phiên toà phải ra một trong những quyết định quy định tại đoạn 1 khoản 2 Điều 176 của BLTTHS. Được coi là vụ án phức tạp nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a. Vụ án có nhiều bị can, phạm tội có tổ chức hoặc phạm nhiều tội;
    b. Vụ án liên quan đến nhiều lĩnh vực hoặc nhiều địa phương;
    c. Vụ án có nhiều tài liệu, có các chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thêm thời gian để nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu có trong hồ sơ vụ án hoặc để tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn.

    Căn cứ vào tiểu mục 3 Mục II Công văn 206/TANDTC-PC năm 2022 hướng dẫn như sau:

    3. Trong cùng một vụ án hình sự có nhiều bị can, mỗi bị can bị truy tố theo các khoản khác nhau của cùng một điều luật hoặc bị truy tố theo các tội danh khác nhau. Vậy thời hạn tạm giam các bị can, bị cáo để chuẩn bị xét xử được tính theo thời hạn tạm giam của bị can, bị cáo có thời hạn tạm giam dài nhất hay tính theo thời hạn tạm giam của từng loại tội phạm tương ứng với từng bị can, bị cáo?
    Vấn đề này, trước đây đã được hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/2004/NQ- HĐTP ngày 05/11/2004 của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phần thứ ba “xét xử sơ thẩm” Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Qua rà soát thấy rằng, nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết này vẫn phù hợp với quy định Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Do đó, trường hợp trong vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội phạm khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.

    Do đó, trường hợp trong vụ án có nhiều bị can bị truy tố về nhiều tội phạm khác nhau (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) thì thời hạn tạm giam đối với từng bị can không được quá thời hạn chuẩn bị xét xử đối với tội phạm nặng nhất mà bị can đó bị truy tố.

    saved-content
    unsaved-content
    124