Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành tư pháp được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành tư pháp?
Ngày 26 tháng 06 năm 2023 Bộ Tư pháp ban hành Thông tư 02/2023/TT-BTP để Quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành tư pháp.
Thông tư 02/2023/TT-BTP Quy định về danh mục vị trí việc làm, bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành Tư pháp.
Thông tư 02/2023/TT-BTP được áp dụng cho các cơ quan, tổ chức hành chính thực hiện chức năng tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực Tư pháp từ trung ương đến địa phương, gồm:
- Các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc Bộ Tư pháp.
- Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thông tư 02/2023/TT-BTP quy định về vị trí việc làm công chức nghiệp vụ ngành tư pháp được quy định như thế nào?
Công chức được phân loại như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 34 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về phân loại công chức như sau:
Phân loại công chức
1. Căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
a) Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
b) Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
c) Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
d) Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
đ) Loại đối với ngạch công chức quy định tại điểm e khoản 1 Điều 42 của Luật này theo quy định của Chính phủ.
2. Căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
a) Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
b) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, việc phân loại công chức sẽ được dựa vào hai căn cứ như sau:
- Thứ nhất căn cứ vào lĩnh vực ngành, nghề, chuyên môn, nghiệp vụ, công chức được phân loại theo ngạch công chức tương ứng sau đây:
+ Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương đương;
+ Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
+ Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
+ Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên;
+ Loại đối với ngạch công chức quy định về ngạch công chức và việc bổ nhiệm vào ngạch công chức
- Thứ hai căn cứ vào vị trí công tác, công chức được phân loại như sau:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Nguyên tắc tuyển dụng công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 38 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nguyên tắc tuyển dụng công chức như sau:
Nguyên tắc tuyển dụng công chức
1. Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
2. Bảo đảm tính cạnh tranh.
3. Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
4. Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Như vậy, nguyên tắc tuyển dụng công chức được quy định như sau:
- Bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật.
- Bảo đảm tính cạnh tranh.
- Tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm.
- Ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số.
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức
1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.
Như vậy, chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức được quy định như sau:
- Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
- Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
+ Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
+ Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định.