Loading

18:06 - 14/11/2024

Thủ tục tự nguyện hiến đất làm đường nhằm thuận tiện bán đất ở

Thủ tục tự nguyện hiến đất làm đường nhằm thuận tiện bán đất ở như thế nào?

Nội dung chính

    Hiện tại mình có 2 lô đất, 1 lô là đất ở nông thôn, 1 lô là đất cây lâu năm 2 lô liền kề nhau, mình muốn xin hiến đất làm con đường 4,5 mét chạy dọc giữa 2 lô đất để làm lối đi chung sau đó phân lô bán nền nhà cặp con đường mình hiến đất. 
    Mong được hướng dẫn về trình tự, điều kiện để làm được hồ sơ hiến đất làm đường, theo quy định nào phải làm những giấy tờ ấy.

    Thủ tục tự nguyện hiến đất làm đường nhằm thuận tiện bán đất ở

    Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có hai miếng đất liền kề và tình nguyện hiến một phần đất ở giữa để làm lối đi chung (để dễ dàng bán đất ở bên cạnh hơn) thì:

    Điều 73 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục đăng ký xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề như sau:

    "1. Khi phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thì một trong các bên nộp đơn, Giấy chứng nhận (nếu có), hợp đồng hoặc bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cho Văn phòng đăng ký đất đai.

    2. Văn phòng đăng ký đất đai kiểm tra, cập nhật vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và thể hiện trên Giấy chứng nhận nếu có yêu cầu."

    Thủ tục trên được hướng dẫn bởi Khoản 8 Điều 9, Điều 11 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT như sau:

    "Điều 9. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
    ...
    8. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề sau khi được cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề gồm có:

    a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;

    b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan;

    c) Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập hoặc thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;

    d) Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
    ...
    Điều 11. Việc nộp giấy tờ khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận không được yêu cầu người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp thêm các giấy tờ khác ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại các Điều 9 và 10 của Thông tư này.

    2. Khi nộp các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai, các Điều 18, 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có) để làm thủ tục đăng ký lần đầu hoặc đăng ký biến động theo quy định tại các Điều 8, 9 và 10 của Thông tư này thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

    a) Nộp bản sao giấy tờ đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

    b) Nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

    c) Nộp bản chính giấy tờ.

    3. Trường hợp nộp bản sao giấy tờ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì khi nhận Giấy chứng nhận, người được cấp Giấy chứng nhận phải nộp bản chính các giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho cơ quan trao Giấy chứng nhận để chuyển lưu trữ theo quy định của Thông tư này; trừ các giấy tờ là giấy phép xây dựng; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, quyết định đầu tư, giấy phép đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư.

    4. Khi nộp chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận hoặc đăng ký biến động về đất đai, tài sản gắn liền với đất thì người nộp hồ sơ được lựa chọn một trong các hình thức sau:

    a) Nộp bản sao đã có công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực;

    b) Nộp bản sao và xuất trình bản chính để cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra đối chiếu và xác nhận vào bản sao;

    c) Nộp bản chính (đối với trường hợp có 2 bản chính).

    Như vậy, khi hiến tặng một phần đất để làm lối đi chung thì bạn cần chuẩn bị hồ sơ và tiến hành thủ tục theo quy định trên, trong trường hợp này bạn tự nguyện hiến tặng nên trong hồ sơ không cần có hợp đồng hay văn bản thỏa thuận hay quyết định của Tòa án.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi.

    saved-content
    unsaved-content
    251