Loading

09:02 - 19/12/2024

Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024? Đảng viên là sinh viên thì đóng mức đảng phí là bao nhiêu?

Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm có các cách viết nào? Sinh viên thì đóng mức đảng phí bao nhiêu?

Nội dung chính

    Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 mẫu 2A?

    Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là Mẫu 02A-HD KĐ.ĐG 2023 ban hành kèm theo Hướng dẫn 25-HD/BTCTW năm 2023.

    Mới nhất:

    >>> Hướng dẫn tải và ghi Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo?

    Xem thêm:

    >>> 02 cách điền chi tiết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024 đối với cá nhân giữ chức vụ lãnh đạo?

    Mẫu bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 như sau:


    - Mẫu 2A bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 đối với cá nhân không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý ... Tải về

    Tổng hợp 2 cách viết bản kiểm điểm cá nhân đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A như sau:

    Cách 1:

    (1) Thông tin chi tiết Đảng viên:

    Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.

    (2) Ưu điểm, kết quả đạt được

    Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:

    - Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

    Đây là một trong những mục tiêu hàng đầu trong nhiệm vụ hằng năm của từng Đảng viên. Trong đó, cần phải chủ động liên hệ các biểu hiện về suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"…

    - Khi kiểm điểm Đảng viên, không chỉ căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm của Đảng viên đó mà còn phải liên hệ với nhiệm vụ, chức trách của mình ở chính quyền. Do đó, nội dung cần phải có trong bản kiểm điểm là:

    Thực hiện cũng như kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong năm.

    Trách nhiệm của cá nhân Đảng viên đó liên quan đến kết quả, hạn chế, khuyết điểm ở lĩnh vực, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị do mình phụ trách, đảm nhiệm.

    - Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm của Đảng viên.

    - Những vấn đề khác (nếu có).

    (3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân

    Bên cạnh những thành tích đạt được thì luôn đi kèm đó là hạn chế và khuyết điểm. Trong bản tự kiểm điểm này, Đảng viên cũng phải chỉ ra được những khuyết điểm, hạn chế của mình trong năm nay và nguyên nhân của những khuyết điểm đó.

    Đồng thời, Đảng viên cũng phải nêu rõ kết quả, biện pháp khắc phục những khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền chỉ ra, kết luận ở các năm trước.

    + Hạn chế, khuyết điểm

    Ví dụ: Còn vắng họp chi bộ nhiều lần trong năm, còn vắng học nghị quyết, chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến đóng góp trong các cuộc họp của chi bộ, còn nhiều thiếu sót trong công tác...

    + Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

    Ví dụ: Do phải liên tục công tác xa nên không thể tham dự họp chi bộ, học nghị quyết đầy đủ;…

    (4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

    Kiểm điểm rõ từng hạn chế, khuyết điểm (đã được khắc phục; đang khắc phục, mức độ khắc phục; chưa được khắc phục); những khó khăn, vướng mắc (nếu có); trách nhiệm cá nhân.

    Đảng viên tự đánh giá về cấp độ thực hiện: Chọn 1 trong các mức độ (Xuất sắc; Tốt; Trung bình; Kém)

    (5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

    Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

    (6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

    (7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểm

    Ví dụ: Sẽ cố gắng sắp xếp thời gian công việc, học tập một cách hợp lý để tham dự đầy đủ các buổi họp chi bộ, học nghị quyết; Mạnh dạn phát biểu ý kiến trong các buổi sinh hoạt chi bộ.

    (8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng

    Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

    (9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá

    (10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)

    Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.

    - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).

    - Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.

    - Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.

    Cách 2:

    (1) Thông tin chi tiết Đảng viên:

    Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; chức vụ trong Đảng và chức vụ chính quyền, đoàn thể (nếu có) kèm theo đơn vị công tác cùng tên của Chi bộ.

    (2) Ưu điểm, kết quả đạt được

    Trước hết, Đảng viên cần phải nêu được ưu điểm trong quá trình bản thân rèn luyện suốt một năm qua. Trong đó, phải đảm bảo đầy đủ các nội dung sau đây:

    - Về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; ý thức tổ chức kỷ luật; tác phong, lề lối làm việc:

    + Tự đánh giá theo các cấp độ

    + Sau đó có thể điền như sau:

    (1) Trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; chấp hành, tuyên truyền, vận động gia đình thực hiện theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước…

    (2) Chấp hành sự phân công của tổ chức; thực hiện nghiêm túc những điều Đảng viên không được làm; sinh hoạt và đóng đảng phí đầy đủ; gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân và thường xuyên giữ mối liên hệ với chi ủy, đảng ủy cơ sở nơi cư trú…

    - Việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm.

    + Tự đánh giá theo các cấp độ

    + Sau đó có thể điền như sau:

    Kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm được lượng hóa bằng sản phẩm. Đối với đảng viên là cán bộ, công chức, viên chức cần làm rõ về khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao trong năm; tinh thần đổi mới, sáng tạo, tự chịu trách nhiệm; ý thức, thái độ phục vụ nhân dân...

    - Kết quả đánh giá, xếp loại các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi lãnh đạo, quản lý trực tiếp; kết quả đánh giá tín nhiệm định kỳ (nếu có).

    - Kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành; thực hiện chức trách, nhiệm vụ; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý; khả năng quy tụ, xây dựng đoàn kết nội bộ.

    + Tự đánh giá theo các cấp độ

    + Sau đó có thể điền như sau:

    Quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý, tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

    - Trách nhiệm trong công việc; tinh thần năng động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; xử lý những vấn đề khó, phức tạp, nhạy cảm trong thực hiện nhiệm vụ.

    + Tự đánh giá theo các cấp độ:

    + Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:

    - Nêu cao ý thức trách nhiệm, tận tụy với công việc; lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tích cực học tập, nghiên cứu, tiếp thu và vận dụng có hiệu quả các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong lao động, sản xuất, công tác.

    - Chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; nói đi đôi với làm, đã nói thì phải làm.

    - Hiểu và thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình; làm việc có nguyên tắc, kỷ cương, có lý, có tình; không lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi giải quyết công việc; chống các hiện tượng chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy bằng cấp, chạy thi đua và các biểu hiện tiêu cực khác.

    - Kiên quyết chống tư tưởng cục bộ, bè phái và các biểu hiện cơ hội, thực dụng vì lợi ích cá nhân, "lợi ích nhóm".

    - Trách nhiệm nêu gương của bản thân và gia đình; việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí; sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên.

    + Tự đánh giá theo các cấp độ:

    + Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:

    (1) Về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống, tác phong

    (2) Về tự phê bình, phê bình

    (3) Về quan hệ với nhân dân

    (4) Về trách nhiệm trong công tác

    (5) Về ý thức tổ chức kỷ luật

    (6) Về đoàn kết nội bộ

    - Việc thực hiện cam kết tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hằng năm

    Có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:

    + Luôn cao lên tinh thần trách nhiệm khi thực hiện nhiệm vụ; đổi mới phương pháp làm việc và lối sống; tuân thủ và bảo vệ, tuyên truyền, kêu gọi cán bộ, đảng viên, gia đình và nhân dân thực hiện đường lối, quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

    + Chủ động học tập để nâng cao trình độ và năng lực công tác; hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao .

    (3) Những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân

    Dưới đây là cách điền phần những khuyết điểm, hạn chế và nguyên nhân:

    - Hạn chế, khuyết điểm.

    Có thể dựa trên những tiêu chí sau để điền:

    + Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.

    + Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.

    + Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình. Chưa mạnh dạn đấu tranh.

    - Biện pháp khắc phục khuyết điểm.

    Có thể dự trên tiêu chí sau để điền:

    + Tôi sẽ không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức để nâng cao trình độ nhận thức, đặc biệt là nhận thức về Đảng.

    + Phối hợp với nhiều bộ phận tại đơn vị công tác để xây dựng quy chế hoạt động của trang Website cho phù hợp.

    + Bản thân chưa dành thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu về cương lĩnh và điều lệ của Đảng, về chính sách và pháp luật nhà nước.

    - Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm.

    Có thể dựa trên các tiêu chí sau để điền:

    + Thiếu tổ chức huấn luyện đảng hiệu quả.

    + Thiếu tính hiện đại và linh hoạt trong quản lý cán bộ.

    + Thiếu động lực cá nhân và tầm quan trọng của bản thân trong sự phát triển cá nhân.

    (4) Kết quả khắc phục những hạn chế, khuyết điểm đã được cấp có thẩm quyền kết luận hoặc chỉ ra ở các kỳ kiểm điểm trước

    Tự đánh giá theo các cấp độ:

    Sau đó, có thể tham khảo các tiêu chí sau để điền:

    + Tích cực tham gia đào tạo và phát triển năng lực cá nhân theo Chỉ thị 05-CT/TW năm 2015 về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các quy định về trách nhiệm nêu gương. Từ đó làm việc hiệu quả hơn trong vai trò của mình, có thể áp dụng một cách phù hợp kiến thức chuyên môn, kỹ năng vào công việc hàng ngày;

    + Thay đổi tư duy, đã áp dụng những kiến thức mới và kỹ năng mà họ đã học được vào công việc, tạo ra những ý tưởng sáng tạo, giải pháp giải quyết vấn đề.

    (5) Giải trình về những vấn đề được gợi ý kiểm điểm (nếu có)

    Giải trình từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm, nêu nguyên nhân và xác định trách nhiệm của cá nhân với từng vấn đề được gợi ý kiểm điểm.

    (6) Làm rõ trách nhiệm của cá nhân với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể (nếu có)

    (7) Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế, khuyết điểmCó thể dựa trên những tiêu chí sau để điền:

    + Chưa mạnh dạn phát biểu ý kiến của bản thân trong các cuộc họp.

    + Về bản thân chưa nhạy bén trong các mối quan hệ xã hội.

    + Bản thân còn chưa mạnh dạn trong công tác tự phê bình và phê bình. Chưa mạnh dạn đấu tranh.

    (8) Tự nhận mức xếp loại chất lượng

    Đây là một trong những nội dung quan trọng của bản tự kiểm điểm. Trong đó, các mức xếp loại gồm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ; Không hoàn thành nhiệm vụ.

    (9) Ký và ghi rõ họ tên của đảng viên làm đánh giá

    (10) Ý kiến nhận xét của Thủ trưởng cơ quan, chi ủy (chi bộ), Đảng ủy (Chi ủy)

    Sau khi Đảng viên tự nhận mức đánh giá, căn cứ vào những thông tin được Đảng viên tự kiểm điểm nêu tại bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm, các cấp gồm Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; chi ủy và Đảng ủy sẽ đánh giá Đảng viên đó.

    - Thủ trưởng cơ quan, đơn vị của Đảng viên đó: Nhận xét, đánh giá và đưa ra mức xếp loại chất lượng (nếu là công chức, viên chức).

    - Chi ủy: Tổng hợp mức tự xếp loại của Đảng viên, ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền nơi Đảng viên cư trú để đề xuất mức xếp loại.

    - Cấp ủy: Tổng hợp, thẩm định, căn cứ vào đề xuất của chi ủy để đưa ra mức xếp loại chất lượng Đảng viên.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024?

    Tổng hợp 2 cách viết Bản kiểm điểm cá nhân đảng viên 2024? (Hình ảnh từ Internet)

    Đảng viên là sinh viên thì đóng mức đảng phí là bao nhiêu?

    Căn cứ tiểu mục 4 Mục 1 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342-QĐ/TW năm 2010 quy định về đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên như sau:

    Đối tượng và mức đóng đảng phí hằng tháng của đảng viên
    Thu nhập hằng tháng của đảng viên để tính đóng đảng phí bao gồm: tiền lương, một số khoản phụ cấp; tiền công; sinh hoạt phí; thu nhập khác. Đảng viên xác định được thu nhập thường xuyên, đóng đảng phí theo tỷ lệ (%) của thu nhập hằng tháng (chưa tính trừ thuế thu nhập cá nhân); đảng viên khó xác định được thu nhập thì quy định mức đóng cụ thể hằng tháng cho từng loại đối tượng.
    ...
    4- Đảng viên khác ở trong nước (bao gồm đảng viên nông nghiệp, nông thôn, đảng viên là học sinh, sinh viên…): đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.
    ...

    Như vậy, đảng viên là sinh viên thì sẽ đóng đảng phí từ 2.000 đồng đến 30.000 đồng/tháng. Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động.

    Quản lý và sử dụng đảng phí như thế nào?

    Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 2 Phần B Quy định về chế độ đảng phí ban hành kèm theo Quyết định 342/QĐ-TW năm 2010 có quy định về quản lý và sử dụng đảng phí như sau:

    - Đảng phí được trích để lại ở cấp nào được sử dụng cân đối vào nguồn kinh phí hoạt động công tác đảng ở cấp đó. Đối với cấp ủy huyện, quận, thị; tỉnh, thành trực thuộc Trung ương; các Đảng ủy Quân sự Trung ương, Công an Trung ương và cơ quan tài chính đảng ở Trung ương, số thu đảng phí được trích giữ lại không tính vào định mức kinh phí chi thường xuyên của cơ quan, đơn vị mà được lập quỹ dự trữ của Đảng ở cấp đó; quỹ dự trữ được dùng bổ sung chi hoạt động của cấp ủy, hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các tổ chức đảng trực thuộc có khó khăn; cấp ủy đảng quyết định việc chi tiêu từ quỹ dự trữ.

    - Các cấp ủy có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của cấp mình và toàn đảng bộ, lập báo cáo gửi lên cấp ủy cấp trên. Văn phòng Trung ương Đảng có trách nhiệm tổng hợp tình hình thu, nộp, sử dụng đảng phí của toàn Đảng, báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.

    saved-content
    unsaved-content
    528