Loading

08:29 - 10/10/2024

Trách nhiệm của các cơ quan cá nhân có liên quan về việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã vi phạm như thế nào?

Trách nhiệm của các cơ quan cá nhân có liên quan về việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã vi phạm như thế nào? Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW có trách nhiệm gì?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của các cơ quan cá nhân có liên quan về việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã vi phạm như thế nào?

    Trách nhiệm của các cơ quan cá nhân có liên quan về việc xử lý kỷ luật đối với công chức cấp xã vi phạm được quy định tại Phần III Thông tư 03/2007/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ kỷ luật công chức cấp xã, cụ thể như sau:

    - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức cấp xã quy định tại Điều 19 Nghị định số 114/2003/NĐ-CP để quy định cụ thể việc phân cấp thẩm quyền xử lý kỷ luật công chức cấp xã; quy định thành phần và quy chế hoạt động cụ thể của Hội đồng kỷ luật đồng thời chỉ đạo tổ chức tập huấn và trang bị các văn bản có liên quan đến thực hiện xử lý kỷ luật công chức cấp xã cho người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã, Tổ chức kiểm tra việc xử lý kỷ luật công chức cấp xã.

    - Cán bộ chuyên trách cấp xã giữ các chức danh bầu cử như Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân nếu vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp nêu tại mục 2 phần I của Thông tư này thì cấp có thẩm quyền căn cứ vào Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân để xem xét xử lý kỷ luật.

    - Cán bộ chuyên trách cấp xã là Bí thư, Phó bí thư đảng ủy xã, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội ở cấp xã nếu vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật thuộc các trường hợp nếu tại mục 2 của Thông tư này thì cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định của điều lệ tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.

    Trân trọng!

    saved-content
    unsaved-content
    23