Loading

08:28 - 30/09/2024

Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định như thế nào?

Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định như thế nào trong Luật Công chứng 2014? Các nhiệm vụ cụ thể nào mà Bộ Tư pháp phải thực hiện?

Nội dung chính

    Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định như thế nào?

    Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng được quy định tại Điều 69 Luật Công chứng 2014 như sau:

    Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng.

    Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    - Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;

    - Xây dựng, trình Chính phủ ban hành chính sách phát triển nghề công chứng; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

    - Chủ trì, phối hợp với bộ, ngành hướng dẫn, quản lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng; (Điểm này được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của 11  Luật có liên quan đến quy hoạch 2018)

    - Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng, chính sách phát triển nghề công chứng;

    - Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm công chứng viên;

    - Phê duyệt Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp toàn quốc của công chứng viên sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Nội vụ; đình chỉ thi hành và yêu cầu sửa đổi những văn bản, quy định của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trái với quy định của Hiến pháp, Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;

    - Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về hoạt động công chứng theo thẩm quyền;

    - Định kỳ hằng năm báo cáo Chính phủ về hoạt động công chứng;

    - Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về hoạt động công chứng;

    - Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

    Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng; định kỳ hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về hoạt động công chứng của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài để tổng hợp báo cáo Chính phủ.

    Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.

    saved-content
    unsaved-content
    17