Loading

12:25 - 21/09/2024

Trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp như thế nào?

Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính? Về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Nội dung chính

    Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như thế nào?

    Tại Khoản 13 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp về công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    - Theo dõi chung và báo cáo công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    - Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ trong việc thực hiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

    Trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp như thế nào? (Hình Internet)

    Về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

    Tại Khoản 14 Điều 2  Nghị định 98/2022/NĐ-CP  (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

    - Quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; quyết định thành lập, giải thể các cơ quan thi hành án dân sự theo quy định; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hành chính;

    - Hướng dẫn, chỉ đạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Chấp hành viên, Thẩm tra viên và công chức khác làm công tác thi hành án dân sự;

    - Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý thi hành án hành chính;

    - Quyết định kế hoạch phân bổ kinh phí, bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự; bảo đảm biên chế, cơ sở vật chất, phương tiện cho công tác quản lý nhà nước về thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật;

    - Ban hành và thực hiện chế độ thống kê về thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;

    - Báo cáo về công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật.

    Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bồi thường nhà nước?

    Tại Khoản 15 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định Bộ Tư pháp có nhiệm vụ và quyền hạn gì về bồi thường nhà nước như sau:

    Quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác liên quan đến bồi thường nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Nhiệm vụ và quyền hạn về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực của Bộ Tư pháp là gì?

    Tại Khoản 16 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP  (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định nhiệm vụ và quyền hạn về công tác hộ tịch, quốc tịch, chứng thực của Bộ Tư pháp như sau:

    - Chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về các lĩnh vực hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

    - Theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực;

    - Giải quyết thủ tục xin nhập, xin trở lại, xin thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật;

    - Giải quyết các việc về hộ tịch, quốc tịch, chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Về lý lịch tư pháp nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp là gì?

    Tại Khoản 17 Điều 2 Nghị định 98/2022/NĐ-CP  (có hiệu lực từ 01/01/2023) quy định về lý lịch tư pháp nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Tư pháp như sau:

    - Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về lý lịch tư pháp;

    - Tiếp nhận, xử lý và cung cấp thông tin lý lịch tư pháp; cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền.

     

    saved-content
    unsaved-content
    27