Loading

16:00 - 04/12/2024

Tư cách tham gia đại hội Đảng có bị hủy không nếu đại biểu dự đại hội đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy?

Nhiệm vụ của cấp ủy theo Điều lệ Đảng được quy định ra sao? Quy định về việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như thế nào?

Nội dung chính

    Đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng được triệu tập khi nào?

    Theo khoản 1 Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên của tổ chức cơ sở đảng do cấp uỷ cơ sở triệu tập năm năm một lần; có thể triệu tập sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá một năm.

    Nhiệm vụ của cấp ủy theo Điều lệ Đảng được quy định ra sao?

    Nhiệm vụ của cấp ủy theo Điều lệ Đảng được quy định ra sao? (Hình từ internet)

    Quy định về việc bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như thế nào?

    Theo tiểu mục 11.4 mục 11 Quy định 24-QĐ/TW năm 2021 về thi hành điều lệ Đảng hướng dẫn về việc đề cử và bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên như sau:

    (1) Chỉ được đề cử đại biểu chính thức của đại hội để bầu làm đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên. Khi bầu đại biểu dự đại hội đại biểu đảng bộ cấp trên, danh sách bầu cử lập một danh sách chung; bầu đại biểu chính thức trước, số còn lại bầu đại biểu dự khuyết. Trường hợp bầu đại biểu chính thức đã lấy đủ số lượng mà vẫn còn một số đại biểu được số phiếu trên một nửa so với tổng số đại biểu hoặc tổng số đảng viên được triệu tập, thì đại biểu dự khuyết lấy trong số các đồng chí đó theo số phiếu bầu từ cao đến thấp. Nếu vẫn chưa bầu đủ số lượng đại biểu dự khuyết theo quy định, có bầu nữa hay không là do đại hội quyết định.

    Danh sách bầu cử lần sau có giới thiệu bổ sung đại biểu ngoài danh sách bầu cử lần thứ nhất hay không là do đại hội quyết định.

    (2) Việc chuyển đại biểu dự khuyết thành đại biểu chính thức do ban thường vụ cấp uỷ cấp triệu tập đại hội (ở Trung ương là Bộ Chính trị) quyết định. Việc chuyển đại biểu này phải được ban thẩm tra tư cách đại biểu đại hội xem xét và báo cáo đại hội thông qua. Đại biểu dự khuyết được chuyển thành đại biểu chính thức ở mỗi đảng bộ theo thứ tự số phiếu bầu từ cao xuống thấp ở đại hội đại biểu đảng bộ đó. Trường hợp bằng phiếu nhau thì lấy người có tuổi đảng cao hơn.

    (3) Sau khi trúng cử, đại biểu chính thức chuyển công tác và sinh hoạt đảng đến đơn vị mới, nhưng tổ chức đảng ở đơn vị mới đó vẫn trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì đại biểu đó vẫn được triệu tập đến dự đại hội, cấp uỷ nơi có đại biểu chính thức chuyển đi đảng bộ khác không cử đại biểu dự khuyết thay thế; nếu đại biểu đó đã chuyển đến đơn vị mới mà tổ chức đảng ở đơn vị mới đó không trực thuộc cấp uỷ cấp triệu tập đại hội thì tổ chức đảng ở đơn vị đó được chuyển đại biểu dự khuyết thành chính thức để thay thế.

    Trường hợp đại biểu chính thức (do bầu cử) xin không tham dự đại hội mà được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý thì được cử đại biểu dự khuyết thay thế.

    (4) Không được cử đại biểu dự khuyết thay thế đại biểu chính thức trong các trường hợp sau:

    - Đại hội cấp dưới không bầu đủ số lượng đại biểu chính thức.

    - Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt đại hội.

    - Đại biểu chính thức bị bác tư cách.

    (5) Trường hợp đặc biệt, ở đảng bộ đã bầu xong đại biểu lại có quyết định tách đảng bộ đó thành một số đảng bộ mới, thì cấp uỷ triệu tập đại hội có thể quyết định bầu bổ sung một số đại biểu cho các đảng bộ mới đó phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 11 Điều lệ Đảng về phân bổ đại biểu cho các đảng bộ trực thuộc.

    (6) Trường hợp đảng bộ, chi bộ đã tổ chức đại hội bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên, nhưng do yêu cầu chia tách, đảng bộ, chi bộ đó được chuyển về một đảng bộ mới và đảng bộ mới chưa tiến hành đại hội thì cấp uỷ triệu tập đại hội có trách nhiệm triệu tập số đại biểu của đảng bộ, chi bộ mới chuyển về và tính vào tổng số đại biểu được triệu tập của đại hội.

    Tư cách tham gia đại hội Đảng có bị hủy không nếu đại biểu dự đại hội đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp ủy?

    Căn cứ theo khoản 5 Điều 11 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 quy định như sau:

    Điều 11.
    1. Cấp uỷ triệu tập đại hội khi hết nhiệm kỳ, thông báo trước cho cấp dưới về thời gian và nội dung đại hội.
    2. Cấp uỷ triệu tập đại hội quyết định số lượng đại biểu và phân bổ cho các đảng bộ trực thuộc căn cứ vào số lượng đảng viên, số lượng đảng bộ trực thuộc, vị trí quan trọng của từng đảng bộ, theo hướng dẫn của Ban Chấp hành Trung ương.
    3. Đại biểu dự đại hội gồm các uỷ viên ban chấp hành cấp triệu tập đại hội và đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.
    4. Việc chỉ định đại biểu chỉ thực hiện đối với tổ chức đảng hoạt động trong điều kiện đặc biệt không thể mở đại hội để bầu cử được, theo quy định của Ban Chấp hành Trung ương.
    5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra tư cách và biểu quyết công nhận. Cấp uỷ triệu tập đại hội không được bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu, trừ trường hợp đại biểu đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng, đình chỉ sinh hoạt cấp uỷ, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
    6. Đại hội chỉ hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba số đại biểu hoặc đảng viên được triệu tập tham dự và có ít nhất hai phần ba số tổ chức đảng trực thuộc có đại biểu tham dự.
    7. Đại hội bầu đoàn chủ tịch (chủ tịch) để điều hành công việc của đại hội.

    Như vậy, đảng viên đang bị đình chỉ sinh hoạt đảng hoặc đình chỉ sinh hoạt cấp ủy sẽ không được tham gia đại hội Đảng và cấp uỷ triệu tập đại hội sẽ bác bỏ tư cách đại biểu do đại hội cấp dưới bầu.

    saved-content
    unsaved-content
    94