Loading

14:10 - 17/09/2024

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do chấn thương ngón tay được quy định ra sao? Nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể là gì?

Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương ngón tay được quy định như thế nào? Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định như thế nào? Nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể là gì?

Nội dung chính

    Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do chấn thương ngón tay được quy định ra sao?

    Tại Mục VI Chương 7 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do tổn thương cơ - xương khớp tại Bảng 1 Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do thương tích ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về ngón tay như sau:

    VI.

    Ngón tay

     

    1.

    Cụt (mất) năm ngón tay của một bàn tay

     

    1.1.

    Cụt (mất) năm ngón tay

    47

    1.2.

    Trường hợp cắt rộng đến xương bàn tay

    50

    2.

    Cụt (mất) bốn ngón của một bàn tay

     

    2.1.

    Mất ngón I và ba ngón khác

     

    2.1.1.

    Mất các ngón I + II + III + IV (còn lại ngón V)

    45

    2.1.2.

    Mất các ngón I + II + III + V (còn lại ngón IV)

    43

    2.1.3.

    Mất các ngón I + II + IV + V (còn lại ngón III)

    43

    2.1.4.

    Mất các ngón I + III + IV + V (còn lại ngón II)

    43

    2.2

    Mất các ngón 11 + III + IV + V (còn lại ngón I)

    41

    2.3.

    Vừa bị mất bốn ngón tay vừa tổn thương (gãy, khuyết...) từ một đến ba xương bàn tay

    45-47

    3.

    Cụt (mất) ba ngón tay của một bàn tay

     

    3.1.

    Mất ngón I và hai ngón khác

     

    3.1.1.

    Mất các ngón I + II + III

    41

    3.1.2.

    Mất các ngón I + II + IV

    39

    3.1.3.

    Mất các ngón I + II + V

    39

    3.1.4.

    Mất các ngón I + III + IV

    37

    3.1.5.

    Mất các ngón I + III + V

    35

    3.1.6.

    Mất các ngón I + IV + V

    35

    3.2.

    Mất ngón II và hai ngón khác (còn lại ngón I)

     

    3.2.1.

    Mất các ngón II + III + IV

    31

    3.2.2.

    Mất các ngón II + III + V

    31

    3.2.3.

    Mất các ngón II + IV + V

    29

    3.3.

    Mất các ngón III + IV + V

    25

     

    * Ghi chú: Nếu mất ba ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì tỷ lệ % TTCT được cộng 4-6% theo phương pháp cộng tại Thông tư

     

    4.

    Cụt (mất) hai ngón tay của một bàn tay

     

    4.1.

    Mất ngón I và một ngón khác

     

    4.1.1.

    Mất ngón I và ngón II

    35

    4.1.2.

    Mất ngón I và ngón III

    33

    4.1.3.

    Mất ngón I và ngón IV

    32

    4.1.4.

    Mất ngón I và ngón V

    31

    4.2.

    Mất ngón II và một ngón khác (trừ ngón I)

     

    4.2.1.

    Mất ngón II và ngón III

    25

    4.2.2.

    Mất ngón II và ngón IV

    23

    4.2.3.

    Mất ngón II và ngón V

    21

    4.3.

    Mất ngón tay III và ngón IV

    19

    4.4.

    Mất ngón tay III và ngón V

    18

    4.5.

    Mất ngón IV và ngón V

    18

     

    * Ghi chú: Nếu mất hai ngón tay kèm theo tổn thương xương bàn tương ứng thì cộng 2 - 4 % theo phương pháp cộng tại Thông tư

     

    5.

    Tổn thương, chấn thương một ngón tay

     

    5.1.

    Ngón I (ngón cái)

     

    5.1.1.

    Cứng khớp liên đốt

    6-8

    5.1.2.

    Cứng khớp đốt - bàn

    11-15

    5.1.3.

    Mất xương tạo thành khớp giả ngón cái

    11-15

    5.1.4.

    Mất đốt ngoài (đốt hai)

    11-15

    5.1.5.

    Mất trọn ngón I (tháo khớp ngón - bàn)

    21 -25

    5.1.6.

    Mất trọn ngón và một phần xương bàn I

    26-30

    5.2.

    Ngón lI (ngón trỏ)

     

    5.2.1.

    Cứng khớp đốt bàn

    7-9

    5.2.2.

    Cứng một khớp liên đốt

    3-5

    5.2.3.

    Cứng các khớp liên đốt

    11-12

    5.2.4.

    Mất đốt ba

    3 - 5

    5.2.5.

    Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

    6-8

    5.2.6.

    Mất trọn ngón II (tháo khớp ngón - bàn)

    11-15

    5.2.7.

    Mất trọn ngón II và một phần xương bàn

    16-20

    5.3.

    Ngón III (ngón giữa)

     

    5.3.1.

    Cứng khớp đốt - bàn

    5-6

    5.3.2.

    Cứng một khớp liên đốt

    1 -3

    5.3.3.

    Cứng các khớp liên đốt

    7-9

    5.3.4.

    Mất đốt ba

    1 -3

    5.3.5.

    Mất hai đốt ngoài (đốt 2 và 3)

    4-6

    5.3.6.

    Mất trọn ngón III (tháo khớp ngón - bàn)

    8- 10

    5.3.7.

    Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

    11-15

    5.4.

    Ngón IV (ngón đeo nhẫn)

     

    5.4.4.

    Cứng khớp bàn - ngón

    4-5

    5.4.2.

    Cứng một khớp liên đốt

    1-3

    5.4.3.

    Cứng các khớp liên đốt

    6-8

    5.4.4.

    Mất đốt ba ngón IV

    1 -3

    5.4.5.

    Mất hai đốt ngoài của ngón IV (đốt 2 và 3)

    4-6

    5.4.6.

    Mất trọn ngón IV

    8-10

    5.4.7.

    Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

    11-15

    5.5.

    Ngón V (ngón tay út)

     

    5.5.1.

    Cứng khớp bàn - ngón

    3-4

    5.5.2.

    Cứng một khớp liên đốt

    1-2

    5.5.3.

    Cứng các khớp liên đốt

    5-6

    5.5.4.

    Mất đốt ba, ngón V

     

    5.5.5.

    Mất đốt hai và ba, ngón V

    4-5

    5.5.6.

    Mất trọn ngón V (tháo khớp ngón - bàn)

    6-8

    5.5.7

    Mất trọn ngón và một phần xương bàn tương ứng

    11-15

    6.

    Cụt nhiều ngón tay của hai bàn tay: Cộng tỷ lệ % TTCT của cụt của từng ngón theo phương pháp cộng tại Thông tư

     

    7.

    Gãy, vỡ xương một đốt ngón tay

     

    7.1.

    Đốt 1 ngón I

    3

    7.2.

    Đột 2 ngón I hoặc đốt I các ngón khác

    2

    7.3.

    Đốt 2; 3 các ngón khác

    1

    8.

    Trật khớp ngón tay cù dễ tái phát

     

    8.1.

    Ngón I

     

    8.1. 1.

    Khớp bàn - ngón

    4-6

    8.1.2.

    Khớp liên đốt

    2-4

    8.2.

    Ngón II hoặc III

     

    8.2.1.

    Khớp bàn - ngón

    4-8

    8.2.2.

    Khớp liên đốt gần

    2-4

    8.2.3.

    Khớp liên đốt xa

    1 -3

    8.3.

    Ngón IV hoặc V

     

    8.3.1.

    Khớp bàn - ngón

    2-4

    8.3.2.

    Khớp liên đốt gần

    2-4

    8.3.3.

    Khớp liên đốt xa

    1 -3

    9.

    Viêm khớp bàn - ngón tay sau chấn thương

     

    9.1.

    Ngón I

     

    9.1.1.

    Viêm khớp bàn - ngón

    5-7

    9.1.2.

    Viêm khớp liên đốt

    3 - 5

    9.2.

    Ngón II và III

     

    9.2.1.

    Viêm khớp bàn - ngón

    3-5

    9.2.2.

    Viêm khớp liên đốt gần

    2-4

    9.2.3.

    Viêm khớp liên đốt xa

    1 -3

    9.3.

    Ngón IV và V

     

    9.3.1.

    Viêm khớp bàn - ngón

    1 -3

    9.3.2.

    Viêm khớp liên đốt gần

    1 - 3

    9.3.3.

    Viêm khớp liên đốt xa

    1

    10.

    Cứng nhiều khớp lớn chi trên

     

    10.1.

    Cứng khớp vai và khớp khuỷu một bên ở tư thế bất lợi về chức năng

    51 -55

    10.2.

    Cứng cả ba khớp vai, khuỷu, cổ tay

    61

     Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được quy định như thế nào?

    Tại Điều 1 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể như sau:

    Ban hành kèm theo Thông tư này bảng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể hay tổn hại sức khỏe sau đây được gọi chung là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể (sau đây viết tắt là tỷ lệ % TTCT) sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần, bao gồm:

    - Bảng 1: Tỷ lệ % TTCT do thương tích sử dụng trong giám định pháp y;

    - Bảng 2: Tỷ lệ % TTCT do bệnh, tật sử dụng trong giám định pháp y;

    - Bảng 3: Tỷ lệ % TTCT do di chứng rối loạn tâm thần và hành vi sau chấn thương, vết thương sọ não sử dụng trong giám định pháp y tâm thần;

    - Bảng 4: Tỷ lệ % TTCT do bệnh rối loạn tâm thần và hành vi sử dụng trong giám định pháp y.

    Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể do chấn thương ngón tay được quy định ra sao? Nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể là gì? (Hình ảnh từ Internet)

    Nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể là gì?

    Tại Điều 2 Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định về nguyên tắc giám định tổn thương cơ thể như sau:

    - Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT phải được thực hiện trên người cần giám định, trừ trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này.

    - Giám định để xác định tỷ lệ % TTCT được thực hiện trên hồ sơ trong trường hợp người cần giám định đã bị chết hoặc bị mất tích hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

    Khi giám định trên hồ sơ, tỷ lệ % TTCT được xác định ở mức thấp nhất của khung tỷ lệ tương ứng với các tỷ lệ % TTCT.

    - Tỷ lệ % TTCT được xác định tại thời điểm giám định.

    saved-content
    unsaved-content
    30