Loading

09:27 - 18/12/2024

Vi phạm quy định về nộp phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Chào Lawnet, cho tôi hỏi vấn đề sau: Trong thời gian tới nếu như chậm nộp số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường thì sẽ bị phạt thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Nội dung chính

    Trường hợp nào sẽ nào sẽ áp dụng phí bảo vệ môi trường?

    Căn cứ vào Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

    “Điều 136. Chính sách thuế, phí về bảo vệ môi trường
    1. Thuế bảo vệ môi trường được quy định như sau:
    a) Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường;
    b) Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường;
    c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
    2. Phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:
    a) Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
    b) Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
    c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
    3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.”

    Theo đó, khi hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường thì sẽ được áp dụng phí bảo vệ môi trường.

    Mức xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường từ ngày 25/8/2022?

    Vi phạm quy định về nộp phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

    Mục đích của việc ký quỹ bảo vệ môi trường là gì?

    Căn cứ vào Điều 137 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:

    “Điều 137. Ký quỹ bảo vệ môi trường
    1. Ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động quy định tại khoản 2 Điều này.
    2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động dưới đây phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường:
    a) Khai thác khoáng sản;
    b) Chôn lấp chất thải;
    c) Nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
    3. Việc ký quỹ bảo vệ môi trường được thực hiện bằng tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá theo quy định của pháp luật.
    4. Tổ chức, cá nhân thực hiện ký quỹ như sau:
    a) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh;
    b) Tổ chức, cá nhân có hoạt động quy định tại điểm c khoản 2 Điều này thực hiện ký quỹ tại Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam, hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh hoặc tổ chức tài chính, tín dụng theo quy định của pháp luật.
    5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này và mức ký quỹ, hình thức ký quỹ, nguyên tắc áp dụng lãi suất ký quỹ, hoàn trả ký quỹ bảo vệ môi trường.”

    Theo đó, việc ký quỹ bảo vệ môi trường nhằm bảo đảm các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm phục hồi môi trường, xử lý rủi ro, nguy cơ ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động như khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.

    Xử phạt thế nào đối với hành vi vi phạm quy định về nộp phí, ký quỹ bảo vệ môi trường và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường trong thời gian tới?

    Căn cứ vào Điều 42 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 42. Vi phạm các quy định về nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, chôn lấp chất thải và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường
    1. Hành vi vi phạm hành chính về phí bảo vệ môi trường bị áp dụng hình thức xử lý theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về phí bảo vệ môi trường không quá 1.000.000.000 đồng.
    2. Phạt 0,05% mỗi ngày tính trên số tiền ký quỹ bảo vệ môi trường chậm nộp đối với hành vi chậm nộp ký quỹ theo quy định không quá 1.000.000.000 đồng.
    3. Phạt tiền từ 2 đến 3 lần số tiền phải ký quỹ đối với hành vi không thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường theo quy định. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.
    4. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
    a) Truy thu số phí bảo vệ môi trường nộp thiếu, trốn nộp kể từ thời điểm nộp thiếu, trốn nộp phí bảo vệ môi trường (tính theo kết quả phân tích mẫu chất thải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra và xử phạt thực hiện theo quy định) đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
    b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
    c) Buộc phải thực hiện ký quỹ bảo vệ môi trường; buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.”

    Theo đó, căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định mức xử phạt hành chính theo quy định nêu trên.

    So với quy định hiện tại thì trong thời gian sắp tới sẽ không còn xử phạt hành chính đối với hành vi không trích lập quỹ dự phòng rủi ro về cải tạo, phục hồi môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc phải mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường.

    Căn cứ vào hành vi vi phạm để xác định biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.

    Mức xử phạt hành chính đối với các quy định trên chỉ áp dụng với cá nhân. Trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ là gấp 02 lần so với cá nhân.

    saved-content
    unsaved-content
    142