Loading

14:26 - 16/10/2024

Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?

Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định thực hiện như thế nào?

Nội dung chính

    Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đại biểu Quốc hội hiện nay được quy định như thế nào?

    Việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đại biểu Quốc hội được quy định tại Điều 51 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:

    Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét nội dung các văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thì đại biểu Quốc hội có quyền kiến nghị cơ quan, cá nhân có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản quy phạm pháp luật đó. Nếu cơ quan, cá nhân đã ban hành văn bản không thực hiện kiến nghị hoặc thực hiện không đáp ứng với yêu cầu thì đại biểu Quốc hội báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là quy định về việc giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Đại biểu Quốc hội. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.

     

    saved-content
    unsaved-content
    17