Loading

16:01 - 11/11/2024

Xử lý hành vi tàng trữ, cất giấu trong phương tiện giao thông dao, búa để cố ý gây thương tích cho người khác

Cho tôi hỏi, hiện nay, hành vi tàng trữ, cất giấu trong phương tiện giao thông dao, búa để gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác bị xử lý ra sao? Vấn đề này được quy định cụ thể tại đâu?

Nội dung chính

    Xử lý hành vi tàng trữ, cất giấu trong phương tiện giao thông dao, búa để cố ý gây thương tích cho người khác

    Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

    Theo đó, hình thức xử lý hành vi tàng trữ, cất giấu trong đồ vật, phương tiện giao thông dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác là một trong những nội dung trọng tâm và được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác.

    Mức phạt này đồng thời áp dụng đối với các hành vi: 

    - Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

    - Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

    - Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

    - Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

    - Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;                

    - Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;

    - Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;

    - Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm, khu vực cấm;

    Ngoài ra, người vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định tại Khoản 5 điều này.

    Trên đây là nội dung hỗ trợ của Ngân hàng Hỏi - Đáp Pháp luật đối với thắc mắc của bạn về hình thức xử lý hành vi tàng trữ, cất giấu trong đồ vật, phương tiện giao thông dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề, bạn vui lòng xem thêm tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP.

    saved-content
    unsaved-content
    314