Loading


Các trường hợp nào phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật?

Các trường hợp nào phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật? Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cao bao nhiêu?

Nội dung chính

    Các trường hợp nào phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật?

    Các trường hợp phải giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa được quy định tại Điều 51 Nghị định 34/2018/NĐ-CP về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do Chính phủ ban hành, theo đó: 

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện giải thể Quỹ bảo lãnh tín dụng tại địa phương trong các trường hợp sau đây:

    - Quỹ bảo lãnh tín dụng không có đủ vốn điều lệ tối thiểu theo quy định tại khoản 4 Điều 64 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.

    - Tỷ lệ dư nợ cấp bảo lãnh tín dụng trên vốn điều lệ thực có của Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm thấp hơn 10% trong 05 năm liên tiếp kể từ khi Nghị định này có hiệu lực thi hành.

    - Tỷ lệ nợ xấu của Quỹ bảo lãnh tín dụng cao hơn 50% vốn điều lệ thực có của Quỹ trong 03 năm liên tiếp.

    saved-content
    unsaved-content
    73