Loading


Cha có quyền đón con về nuôi dưỡng sau khi vợ cũ mất không? Cần chứng minh các vấn đề gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Vợ cũ mất cha có quyền đón con về nuôi dưỡng không? Cần chứng minh các vấn đề gì để giành quyền nuôi con khi ly hôn? Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Nội dung chính

    Cha có quyền đón con về nuôi dưỡng sau khi vợ cũ mất?

    Tôi ly hôn vợ cách đây được 03 năm, lúc đó, con trai tôi mới có hai tuổi nên Tòa đã giao nó cho mẹ nó nuôi dưỡng, và tôi có Nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng. Vừa qua, cô ấy bị tai nạn đã qua đời. Tôi muốn đón con về để nuôi dưỡng nhưng ông bà ngoại nhất quyết không cho tôi đón con về. Bây giờ tôi phải làm sao thưa luật sư?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thì vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ như nhau trong việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Mặt khác, theo quy định tại Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

    Như vậy: Căn cứ các quy định được trích dẫn trên đây thì bạn là cha, bạn có quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con, trừ trường hợp sau đây:

    - Trường hợp được quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;

    - Trường hợp bạn bị hạn chế quyền trực tiếp nuôi con khi:

    + Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    + Phá tán tài sản của con;

    + Có lối sống đồi trụy;

    + Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Mặt khác, theo như thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi thì vợ cũ (mẹ của con bạn) đã qua đời. Do đó, không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nữa.

    Nên bạn có quyền yêu cầu Tòa án quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ cũ sang cho bạn. Vì tính đến thời điểm hiện tại thì con của bạn mới 05 tuổi (dưới 07 tuổi) nên sẽ không phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng.

    Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn cũng không đáp ứng đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ của con trực tiếp nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp đã có quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con từ vợ cũ sang cho bạn của Tòa án, mà ông bà ngoại vẫn nhất quyết không cho bạn đón con về để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn có thể khởi kiện tại tòa án cấp huyện nơi ông bà ngoại của con đang cư trú (có thể là nơi thương trú hoặc là nơi tạm trú) để được xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Cha có quyền đón con về nuôi dưỡng sau khi vợ cũ mất không?(Hình ảnh Internet)

    Các vấn đề cần chứng minh để giành quyền nuôi con khi ly hôn?

    Tôi và vợ cũ sống với nhau nhiều năm, có hai con chúng đã được 08 tuổi (sinh đôi). Bây giờ không sống hợp nữa nên muốn ly hôn. Tôi muốn giành quyền nuôi cả hai con vì tôi có điều kiện để chăm sóc tốt cho con. Còn nếu giao con cho cô ấy cô ấy không có thu nhập, sẽ giao con cho ông bà ngoại để đi làm xa,... nên tôi không muốn để cô ấy nuôi con. Cho tôi hỏi tôi phải làm gì khi ra tòa để được quyền nuôi con?

    Trả lời:

    Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về vấn đề này như sau:

    Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ do vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

    - Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

    Tuy nhiên, trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án có thể xem xét giao con dưới 36 tháng tuổi cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con vì lợi ích của con.

    Do đó: Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được hai vấn đề sau đây để Tòa án xem xét:

    - Thứ nhất: Bạn phải chứng minh được vợ hiện tại của bạn không đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Ví dụ như: cô ấy không có việc làm ổn định dẫn đến thu nhập bấp bênh, không ổn định; co ấy không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng chon mà phải gửi con cho ông bà ngoại nuôi để đi làm ăn xa,...

    - Thứ hai: Bạn phải chứng minh được bản thân bạn đáp ứng đủ các điều kiện về vật chất và tinh thần để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Ví dụ như: Bạn có công việc, có thu nhập ổn định để chăm lo tốt cho con; Bạn làm việc gần nhà có nhiều thời gian để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng con trưởng thành,...

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Ai có quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

    Tôi và anh chung sống với nhau như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn được 03 năm, có con trai 1 tuổi. Hiện tại chúng tôi đang ly thân, anh đang nuôi con nhưng khi tôi đến thăm con thì anh không thích. Xin cho hỏi tôi có thể ly hôn với anh ấy và giành quyền nuôi con hay không ạ?

    Trả lời:

    Theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014  thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

    Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

    Như vậy: Căn cứ quy định trên đây thì trường hợp bạn và anh ấy chung sống với nhau như vợ chồng được 03 năm nhưng không đăng ký kết hôn. Do đó, dưới góc độ pháp lý thì bạn và anh ấy không được xem là vợ chồng. Đồng nghĩa bạn và anh ấy không phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng.

    Có được yêu cầu giải quyết ly hôn?

    Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn (không phân biệt có vi phạm điều kiện kết hôn hay không) và có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật hôn nhân và gia đình 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết như sau:

    - Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

    - Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Lưu ý: Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết cho bạn và anh ấy ly hôn. Khi đó, Tòa án sẽ ra quyết định tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa bạn và anh ấy.

    Về vấn đề ai có quyền nuôi con trai 1 tuổi?

    Trường hợp bạn và anh ấy không thỏa thuận được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

    Tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

    Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì về nguyên tắc việc ai sẽ là người trực tiếp nuôi con sau ly hôn sẽ do vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con nhưng phải đảm bảo nguyên tắc sau đây:

    - Con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi.

    Tuy nhiên, trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì Tòa án có thể xem xét giao con dưới 36 tháng tuổi giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con vì lợi ích của con.

    Do đó: Trường hợp bạn và anh ấy không thỏa thuận được được ai sẽ là người trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con 01 tuổi (dưới 36 tháng tuổi) cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, nếu trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng thì Tòa án có thể giao con 01 tuổi cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện để chăm sóc con vì lợi ích của con.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    saved-content
    unsaved-content
    1
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ