Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm mấy đảng viên? Ai làm bí thư chi bộ?
Nội dung chính
Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm mấy đảng viên? Ai làm bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?
Cuối tháng 3/1929, quyết định thành lập Chi bộ 5D Hàm Long - chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Chi bộ gồm 8 thành viên là Trần Văn Cung, Nguyễn Đức Cảnh, Trịnh Đình Cửu, Đỗ Ngọc Du, Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Dương Hạc Đính (tức Hoàng Hạc) và Nguyễn Văn Tôn.
Đồng chí Trần Văn Cung được bầu làm Bí thư chi bộ cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Tại cuộc họp này, chi bộ đã đề ra một số nhiệm vụ như đưa vấn đề thành lập Đảng Cộng sản ra Đại hội Thanh niên Bắc Kỳ lần 2 để vận động các đại biểu tán thành; vận động các đại biểu địa phương bầu trong số các đồng chí đi dự đại hội thanh niên toàn quốc; thông qua kỳ bộ thanh niên để lãnh đạo các phong trào và phát triển tổ chức công hội, nông hội và tuyên truyền; giữ bí mật để phát triển thêm Đảng viên...
Chi bộ cộng sản đầu tiên gồm mấy đảng viên? Ai làm bí thư chi bộ? (Ảnh từ Internet)
Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ Mục III Hướng dẫn 175-HD/BTGTW năm 2024, nội dung tuyên truyền kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam gồm:
- Truyền thống lịch sử vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam; những mốc son chói lọi của Đảng qua 95 năm thành lập, xây dựng và trưởng thành;
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ, uy tín và năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền và sức chiến đấu của Đảng; khẳng định niềm tin của Nhân dân đối với Đảng và quyết tâm đi theo con đường mà Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các vị lãnh đạo cách mạng tiền bối đã lựa chọn;
Tập trung nêu bật những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của dân tộc và cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhất là những thành tựu vĩ đại sau gần 40 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước.
- Phân tích thời cơ, thách thức và trách nhiệm lịch sử của Đảng đưa đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới; những yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, năng lực cầm quyền bảo đảm Đảng là người cầm lái vĩ đại, đưa dân tộc ta tiến lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
- Kết quả và bài học kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng qua các kỳ đại hội của Đảng, trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận 21-KL/TW năm 2021 Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị;
Kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh;
Khẳng định quyết tâm đẩy mạnh và làm tốt hơn nữa công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh.
Làm sâu sắc quan điểm chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn mới” và bài viết “Xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, trong đó, nhấn mạnh 04 công tác trọng tâm:
+ Thống nhất nhận thức và thực hiện cho nghiêm phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng;
+ Tập trung tinh gọn bộ máy, tổ chức các cơ quan của Đảng, thực sự là hạt nhân trí tuệ, là “bộ tổng tham mưu”, đội tiên phong lãnh đạo cơ quan nhà nước;
+ Đổi mới mạnh mẽ việc ban hành và quán triệt, thực hiện Nghị quyết của Đảng; xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, đảng viên thực sự là “tế bào” của Đảng;
+ Tiếp tục đổi mới công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các hoạt động của Đảng.
- Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng;
Phản ánh các hoạt động xây dựng dự thảo văn kiện đảng bộ, các hoạt động phục vụ, tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Phân tích sự chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị về công tác xây dựng văn kiện và công tác nhân sự tại các cuộc họp Tiểu ban văn kiện và Tiểu ban nhân sự Đại hội XIV của Đảng; các hoạt động triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025;
Biểu dương cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên tiêu biểu ở các cấp, các ngành; phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm sáng tạo trong đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt cấp ủy và chi bộ; những giải pháp nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng, trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, đảng viên hiện nay.
- Đẩy mạnh tuyên truyền các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, trong đó làm rõ những giải pháp về tuyên truyền giáo dục, xây dựng văn hóa liêm chính, không tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, chấn chỉnh, đấu tranh với bệnh “đùn đẩy, sợ trách nhiệm”;
Các quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; quy định về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong tình hình mới; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; kết quả, hiệu quả hoạt động của các cơ quan phòng, chống tham nhũng Trung ương, cấp tỉnh.
Chú ý phân tích yêu cầu, nhiệm vụ trong các bài phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về “Phát huy tính Đảng trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”; về phòng, chống tham nhũng và chống lãng phí.
Nhấn mạnh quan điểm: “Kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng với phương châm “không ngừng”, “không nghỉ”, “không có vùng cấm, không có ngoại lệ”, “bất kể người đó là ai”, “xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực””.
- Phân tích, làm rõ tính cấp thiết, mục đích, ý nghĩa và lộ trình triển khai 03 đề án, dự án quan trọng hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Đề án xây dựng Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam;
+ Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng;
+ Dự án cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây.
- Tuyên truyền, giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; tôn vinh, tri ân những cống hiến, đóng góp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Lãnh tụ Đảng, các lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam, các anh hùng liệt sĩ, đồng bào, đồng chí đã chiến đấu ngoan cường và hy sinh anh dũng trong sự nghiệp đấu tranh lâu dài, gian khổ nhưng vô cùng vẻ vang của Đảng, của dân tộc;
Biểu dương và nhân rộng những điển hình tiên tiến trong các phong trào thi đua yêu nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội XIII của Đảng;
Biểu dương, khích lệ các hoạt động chăm lo, giúp đỡ thương binh, gia đình chính sách, người có công với cách mạng và cán bộ, chiến sỹ, người lao động đang làm nhiệm vụ trong dịp Tết, những người có hoàn cảnh khó khăn, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Tổ quốc.
- Tuyên truyền, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam mỗi khi Tết đến Xuân về gắn với việc tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về an toàn giao thông, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tệ nạn, cờ bạc, mê tín dị đoan và các biểu hiện thương mại hóa trong hoạt động lễ hội diễn ra trước, trong và sau Tết.
- Tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên và Nhân dân hiến tặng tài liệu, tư liệu, hiện vật về Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhân vật lịch sử.
- Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch, nhất là trước, trong và sau thời điểm xử lý các vụ án lớn có nhiều cán bộ cấp cao vi phạm, thời điểm đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và Đại hội XIV của Đảng;
Vạch trần âm mưu, thủ đoạn chống phá cách mạng Việt Nam, chia rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ, làm suy giảm lòng tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ.
- Phản ánh các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm sự kiện diễn ra ở các cấp, các ngành, đoàn thể từ Trung ương tới cơ sở.