Loading


Chủ đầu tư có được huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay không?

Chủ đầu tư huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu có được không? Huy động vốn phát triển nhà ở thực hiện dưới những hình thức nào?

Nội dung chính

    Trái phiếu, cổ phiếu là gì?

    Căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Luật chứng khoán 2019 quy định về cổ phiếu và trái phiếu như sau:

    Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

    Cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn cổ phần của tổ chức phát hành.

    Chủ đầu tư có được huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu hay không?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 44 Nghị định 95/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu như sau:

    Điều kiện huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ
    1. Việc huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
    a) Chủ đầu tư dự án cần huy động vốn phải đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu và tuân thủ trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về doanh nghiệp; trường hợp huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư;
    b) Đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở;
    c) Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc đã thế chấp nhà ở trong dự án và đã đăng ký thế chấp theo quy định mà phát hành trái phiếu để huy động vốn cho việc đầu tư xây dựng phần dự án hoặc nhà ở đã thế chấp thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp hoặc rút bớt tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trước khi phát hành trái phiếu quy định tại khoản này.

    Như vậy, chủ đầu tư được huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Theo đó, việc huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    - Chủ đầu tư dự án cần huy động vốn phải đáp ứng điều kiện phát hành trái phiếu và tuân thủ trình tự, thủ tục phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán, pháp luật về doanh nghiệp.

    Trường hợp huy động vốn từ nhà đầu tư nước ngoài còn phải đáp ứng quy định nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về đầu tư

    - Đã lựa chọn được chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở

    - Trường hợp chủ đầu tư đã thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc đã thế chấp nhà ở trong dự án và đã đăng ký thế chấp theo quy định mà phát hành trái phiếu để huy động vốn cho việc đầu tư xây dựng phần dự án hoặc nhà ở đã thế chấp thì phải thực hiện thủ tục xóa đăng ký thế chấp hoặc rút bớt tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm trước khi phát hành trái phiếu.

    - Việc huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải đáp ứng điều kiện phát hành cổ phiếu và tuân thủ trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

    Ngoài ra, trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày kết thúc việc huy động vốn phát triển nhà ở theo quy định của pháp luật, chủ đầu tư đã huy động vốn để phát triển nhà ở phải có văn bản báo cáo kết quả về số vốn đã huy động được gửi cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có dự án đầu tư xây dựng nhà ở huy động vốn để theo dõi, phục vụ công tác quản lý nhà nước về nhà ở và thị trường bất động sản.

    Chủ đầu tư huy động vốn phát triển nhà ở thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu phải đáp ứng các điều kiện gì?

    Huy động vốn phát triển nhà ở thực hiện dưới những hình thức nào?

    Căn cứ tai Điều 114 Luật Nhà ở 2023 quy định về các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở gồm có:

    - Huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân

    - Huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật

    - Huy động thông qua cấp vốn từ nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 Luật Nhà ở 2023, gồm:

    + Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công

    + Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.

    - Huy động thông qua vay vốn từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam

    - Huy động thông qua vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội

    - Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

    - Nguồn vốn hợp pháp khác.

    saved-content
    unsaved-content
    33