Có các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nào?
Nội dung chính
Có các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nào?
Căn cứ Điều 81 Luật Nhà ở 2023 quy định về các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội như sau:
Loại hình dự án và yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
1. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bao gồm các dự án quy định tại các điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 30 của Luật này.
2. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều này phải được đầu tư xây dựng trên đất để phát triển nhà ở xã hội quy định tại khoản 6 Điều 83 của Luật này và đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 33 của Luật này. Việc bàn giao nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 37 của Luật này.
3. Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê, không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất để cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Căn cứ điểm a,b,c,đ, e khoản 1 Điều 30 Luật Nhà ở 2023 như sau:
Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở và tiêu chuẩn diện tích nhà ở
1. Các loại hình nhà ở phát triển theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở bao gồm:
Như vậy, theo quy định có 05 loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cụ thể là:
a) Phát triển nhà ở thương mại;
b) Phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân;
c) Phát triển nhà ở công vụ;
...
đ) Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
e) Phát triển các loại nhà ở hỗn hợp quy định tại khoản này theo quy định của Luật này.
Như vậy, theo quy định pháp luật, có các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội cụ thể là:
- Phát triển nhà ở thương mại;
- Phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân;
- Phát triển nhà ở công vụ;
- Cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư;
- Phát triển các loại nhà ở hỗn hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Nhà ở 2023 theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
Có các loại dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội nào? (Hình từ internet)
Loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 82 Luật Nhà ở 2023 quy định về loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội như sau:
- Nhà ở xã hội là nhà chung cư, được đầu tư xây dựng theo dự án, phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng đã được phê duyệt. Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng tại xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;
- Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;
- Trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 6 Điều 80 Luật Nhà ở 2023 thì có thể xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ hoặc nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở 2023.
Điều kiện để vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội tại Ngân hàng Chính sách xã hội là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP quy định đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 để được vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều 76 Luật Nhà ở 2023 bao gồm:
+ Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
+ Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
+ Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị;
+ Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác;
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.
- Các đối tượng trên muốn vay vốn ưu đãi mua, thuê mua nhà ở xã hội thì phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội;
+ Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội;
+ Có Hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;
+ Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng Chính sách xã hội, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong Hợp đồng ba bên.