Loading


Cơ quan hành chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin có trách nhiệm gì?

Trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Cơ quan hành chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin có trách nhiệm gì?

    Trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin được quy định tại Điều 35 Luật Tiếp cận thông tin 2016 (có hiệu lực ngày 01/07/2018) như sau: 

    1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về tiếp cận thông tin;
    b) Quy định biện pháp tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
    c) Thực hiện các biện pháp phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
    d) Hướng dẫn cơ quan, tổ chức, đơn vị, công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
    đ) Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, xử lý vi phạm pháp luật về tiếp cận thông tin;
    e) Hướng dẫn kỹ thuật về biện pháp, quy trình bảo quản thông tin và hệ thống quản lý thông tin;
    g) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân.
    2. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ và g khoản 1 Điều này.
    3. Bộ Thông tin và Truyền thông giúp Chính phủ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
    4. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ theo dõi chung việc thi hành Luật này.
    5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quản lý nhà nước trên địa bàn, thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân theo hướng dẫn của Chính phủ.
    6. Cơ quan nhà nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình, tạo điều kiện cho người yêu cầu trực tiếp đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp tài liệu tại trụ sở; trang bị bảng thông tin hoặc thiết bị khác để công khai thông tin.

    Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan hành chính trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin. Để hiểu rõ chi tiết hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật Tiếp cận thông tin 2016.

    saved-content
    unsaved-content
    216