Loading


Công bố đề án tuyển sinh NEU 2025? Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Công bố đề án tuyển sinh NEU 2025? Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh? Mục tiêu của giáo dục đại học được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Công bố đề án tuyển sinh NEU 2025? Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    Ngày 03/01/2025 vừa qua, giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) đã ra Quyết định 06/QĐ-ĐHKTQD về việc ban hành Đề án tuyển sinh đại học năm 2025 của Đại học Kinh tế Quốc dân. Trong đó, Đại học Kinh tế Quốc dân mở hai ngành mới, tuyển sinh bằng kết quả thi tốt nghiệp, xét tuyển kết hợp và xét tuyển thẳng, là trường đầu tiên công bố đề án tuyển sinh năm nay.

    (1) Phương thức tuyển sinh của Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2025

    Tuyển thẳng: Phương thức này áp dụng cho những học sinh thuộc các nhóm sau:

    - Thuộc diện chính sách và được tuyển thẳng theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    - Đạt giải ba trở lên trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia.

    - Giải nhất trở lên trong kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

    Xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT 2025

    - Nhà trường sử dụng 4 tổ hợp môn: A00 (Toán, Lý, Hóa); A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh); D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh)

    - Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với phương thức này được duy trì mức 20 điểm như các năm trước.

    - Những thí sinh thuộc diện tuyển thẳng nhưng không sử dụng quyền sẽ được cộng thêm 1-2 điểm khi đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi.

    Xét tuyển kết hợp: Phương thức này áp dụng cho 3 nhóm thí sinh:

    - Nhóm 1: Thí sinh sở hữu chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200/1600 hoặc ACT từ 26/36 trở lên.

    - Nhóm 2: Thí sinh đạt kết quả trong các kỳ thi đánh giá năng lực hoặc tư duy, cụ thể: HSA (ít nhất 85/150), APT (ít nhất 700/1200) hoặc TSA (ít nhất 60/100). Thí sinh có thể xét tuyển độc lập kết quả thi hoặc kết hợp với chứng chỉ tiếng Anh quốc tế như IELTS từ 5.5 hoặc TOEFL iBT từ 46 trở lên.

    - Nhóm 3: Thí sinh kết hợp chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với điểm thi tốt nghiệp môn Toán và một môn khác. Tiêu chuẩn chứng chỉ tương tự nhóm 2.

    (2) Các chương trình đào tạo và học phí

    - Năm nay, Đại học Kinh tế Quốc dân sẽ tuyển sinh cho 89 chương trình đào tạo, bao gồm 2 chương trình mới: Quan hệ lao động và Luật thương mại quốc tế. Tổng chỉ tiêu và tỷ lệ chỉ tiêu cho từng phương thức sẽ được thông báo sau.

    - Học phí chương trình chuẩn dự kiến dao động từ 18-25 triệu đồng, tăng 2-3 triệu so với 4 năm qua.

    (3) Điểm chuẩn các ngành năm trước

    Năm ngoái, điểm chuẩn cao nhất thuộc về ngành Quan hệ công chúng với 28,18 điểm, kế đó là Thương mại điện tử với 28,02 điểm. Các ngành khác đều từ 26,57 điểm trở lên (tính theo thang 30, đã cộng điểm ưu tiên nếu có).

    Với thang 40 (một môn nhân đôi), ngưỡng trúng tuyển cao nhất đạt 37,49 điểm với ngành Truyền thông Marketing. Các ngành Quản trị kinh doanh thương mại, Thẩm định giá, Quản trị khách sạn và sự kiện... có điểm chuẩn trên 36. Ngành Kỹ thuật phần mềm có điểm chuẩn thấp nhất trong nhóm này với 34,06 điểm.

    Công bố đề án tuyển sinh NEU 2025? Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh Công bố đề án tuyển sinh NEU 2025? Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh (Hình từ Internet)

    Mục tiêu của giáo dục đại học được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Giáo dục đại học 2012 có cụm từ và điều khoản bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 2, khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 về mục tiêu của giáo dục đại học như sau:

    Mục tiêu của giáo dục đại học
    1. Mục tiêu chung:
    a) Đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế;
    b) Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ nhân dân.

    2. Mục tiêu cụ thể đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ:

    b) Đào tạo trình độ đại học để sinh viên có kiến thức chuyên môn toàn diện, nắm vững nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội, có kỹ năng thực hành cơ bản, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc ngành được đào tạo;

    c) Đào tạo trình độ thạc sĩ để học viên có kiến thức khoa học nền tảng, có kỹ năng chuyên sâu cho nghiên cứu về một lĩnh vực khoa học hoặc hoạt động nghề nghiệp hiệu quả, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo;
    d) Đào tạo trình độ tiến sĩ để nghiên cứu sinh có trình độ cao về lý thuyết và ứng dụng, có năng lực nghiên cứu độc lập, sáng tạo, phát triển tri thức mới, phát hiện nguyên lý, quy luật tự nhiên - xã hội và giải quyết những vấn đề mới về khoa học, công nghệ, hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn.

    Theo đó, mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo nhân lực, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên cứu khoa học, công nghệ để tạo tri thức mới, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế. Đồng thời, giáo dục đại học hướng đến phát triển người học có phẩm chất chính trị, đạo đức; kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp; khả năng nghiên cứu, sáng tạo, thích nghi với môi trường làm việc và ý thức phục vụ cộng đồng.

    Về mục tiêu cụ thể, trình độ đại học cung cấp kiến thức toàn diện và khả năng làm việc độc lập, sáng tạo; thạc sĩ đào tạo kỹ năng chuyên sâu và năng lực nghiên cứu hiệu quả; trong khi tiến sĩ hướng đến phát triển tri thức mới, năng lực nghiên cứu độc lập và hướng dẫn chuyên môn.

    saved-content
    unsaved-content
    68