Loading


Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ?

Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ? Ai có trách nhiệm bố trí diện tích đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội?

Nội dung chính

    Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ?

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 45 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
    1. Đối tượng được thuê nhà ở công vụ bao gồm:
    a) Cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà nước thuộc trường hợp ở nhà ở công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ;
    ...
    c) Cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, khu vực biên giới, hải đảo;
    ...
    2. Điều kiện thuê nhà ở công vụ được quy định như sau:
    a) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này thì được bố trí nhà ở công vụ theo yêu cầu an ninh;
    b) Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều này thì phải thuộc trường hợp chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được mua, thuê mua hoặc thuê nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại địa phương nơi đến công tác nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu.
    Chính phủ quy định chi tiết điểm này.

    Như vậy, công chức Nhà nước không thuộc trường hợp được ở nhà công vụ trong thời gian đảm nhận chức vụ và đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì sẽ không được thuê nhà ở công vụ tại khu vực đó nữa.

    Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ?Công chức Nhà nước đã mua nhà ở xã hội tại địa phương nơi đến công tác thì có được thuê nhà ở công vụ? (Ảnh từ Internet)

    Ai có trách nhiệm bố trí diện tích đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội?

    Căn cứ khoản 6 Điều 4 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Chính sách phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở
    ...
    5. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc nghiên cứu và ban hành thiết kế mẫu, thiết kế điển hình đối với từng loại nhà ở phù hợp với từng khu vực, từng vùng, miền; có chính sách khuyến khích phát triển nhà ở tiết kiệm năng lượng.
    6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) có trách nhiệm quy hoạch, bố trí diện tích đất, đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
    ...

    Như vậy, UBND cấp tỉnh là cơ quan có trách nhiệm bố trí diện tích đất đầu tư xây dựng nhà ở xã hội theo quy định

    Có các hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội nào?

    Căn cứ Điều 77 Luật Nhà ở 2023 quy định:

    Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
    1. Hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6, 8, 9 và 10 Điều 76 của Luật này; đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chưa được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
    Căn cứ điều kiện của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể quy định việc hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội cho đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 76 của Luật này.
    2. Hỗ trợ theo chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chương trình đầu tư công về nhà ở để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 của Luật này tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở.
    3. Hỗ trợ tặng cho nhà ở cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 76 của Luật này; việc miễn, giảm tiền sử dụng đất ở để xây dựng nhà ở quy định tại khoản này thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
    4. Hỗ trợ giải quyết bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân cho đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này chưa được hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều này.
    5. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 76 của Luật này mua, thuê mua nhà ở xã hội hoặc tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở; đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 76 của Luật này thì được vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân.
    Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
    6. Đối tượng quy định tại khoản 11 Điều 76 của Luật này được thuê nhà ở xã hội trong thời gian học tập.
    7. Đối tượng quy định tại khoản 12 Điều 76 của Luật này được thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp để bố trí cho cá nhân là công nhân của doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mình trong khu công nghiệp đó thuê lại theo quy định tại Mục 3 Chương này.
    8. Công nhân đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp thuê nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này.

    Như vậy, có các hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo quy định trên.

    XEM THÊM: Giá bán nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không bằng vốn đầu tư công được xác định như thế nào?

    saved-content
    unsaved-content
    52