Loading


Công ty tư vấn thẩm tra trong cùng một dự án có được phép làm tư vấn giám sát cho dự án đó không?

Công ty tư vấn thẩm tra trong cùng một dự án có được phép làm tư vấn giám sát cho dự án đó không?

Nội dung chính

    Công ty tư vấn thẩm tra trong cùng một dự án có được phép làm tư vấn giám sát cho dự án đó không?

    Căn cứ tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP có quy định về trường hợp tư vấn giám sát trong đấu thầu như sau:

    Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu
    ...
    5. Trừ trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC, chìa khóa trao tay phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các nhà thầu tư vấn quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều này, các điểm a, b và c khoản 4 Điều này, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm:
    a) Lập, thẩm tra báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư;
    b) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
    c) Lập, thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi;
    d) Lập, thẩm tra báo cáo kinh tế kỹ thuật;
    đ) Khảo sát xây dựng;
    e) Lập, thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán;
    g) Lập, thẩm định kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm định kết quả đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, kết quả đánh giá hồ sơ quan tâm, kết quả lựa chọn nhà thầu;
    h) Tư vấn giám sát.
    Đối với từng nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, e và g khoản này, nhà thầu chỉ được thực hiện lập hoặc thẩm tra hoặc thẩm định.

    Do đó, nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án hoặc gói thầu trong các trường hợp đã nêu. Do đó, đơn vị tư vấn thẩm tra có thể đảm nhận vai trò tư vấn giám sát trong cùng một dự án.

    Tuy nhiên, quy định này không áp dụng trong trường hợp nhà thầu thực hiện công việc thiết kế của gói thầu EPC, EP, EC hoặc chìa khóa trao tay, khi đó họ phải đảm bảo tính độc lập về pháp lý và tài chính đối với các nhà thầu tư vấn được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 3 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, cũng như các điểm a, b và c khoản 4 Điều 3 Nghị định 24/2024/NĐ-CP.

    Ngoài ra, đối với mỗi công việc lập hoặc thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán, nhà thầu chỉ được phép thực hiện một trong ba vai trò: lập, thẩm tra hoặc thẩm định.

    Công ty tư vấn thẩm tra trong cùng một dự án có được phép làm tư vấn giám sát cho dự án đó không? (Hình từ internet)

    Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính đối với các bên nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Luật Đấu thầu 2023 có quy định về nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển thì theo đó nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính đối với các bên sau đây:

    - Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;

    - Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;

    - Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển;

    - Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.

    Do đó, nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính đối với các bên được nêu trên.

    Nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ phải đáp ứng các điều kiện gì?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Đấu thầu 2023 có quy định nhà thầu, nhà đầu tư là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đáp ứng đủ các điều kiện bao gồm:

    - Đối với nhà thầu, nhà đầu tư trong nước: là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Đối với nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài: có đăng ký thành lập, hoạt động theo pháp luật nước ngoài;

    - Hạch toán tài chính độc lập;

    - Không đang trong quá trình thực hiện thủ tục giải thể hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác; không thuộc trường hợp mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản;

    - Có tên trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

    - Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;

    - Không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu theo quyết định của người có thẩm quyền, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

    - Không đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

    - Có tên trong danh sách ngắn đối với trường hợp đã lựa chọn được danh sách ngắn;

    - Đối với nhà thầu nước ngoài, phải liên danh với nhà thầu trong nước hoặc sử dụng nhà thầu phụ trong nước, trừ trường hợp nhà thầu trong nước không đủ năng lực tham gia vào bất kỳ phần công việc nào của gói thầu.

    Như vậy, nhà thầu hoặc nhà đầu tư tổ chức phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký hoạt động, tài chính, tình trạng pháp lý, bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu và tuân thủ các quy định khác của pháp luật về đấu thầu để được coi là có tư cách hợp lệ.

    saved-content
    unsaved-content
    20