Loading


Đất đang tranh chấp có được lập di chúc thừa kế không? Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Đất đang tranh chấp có được lập di chúc thừa kế theo pháp luật không? Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

Nội dung chính

    Đất đang tranh chấp là gì?

    Theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2024 có giải thích như sau:

    Giải thích từ ngữ
    ...
    16. Đất đang có tranh chấp là thửa đất có tranh chấp đất đai mà đang trong quá trình được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Theo đó, đất đang tranh chấp là thửa đất có tranh chấp đất đai mà đang trong quá trình được cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Đất đang tranh chấp có được lập di chúc thừa kế không?

    Khi tiến hành chia phần thừa kế với đất đang có tranh chấp theo di chúc hoặc theo pháp luật, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một thủ tục không thể thiếu. Bên cạnh các tài sản là động sản như tiền mặt, vàng bạc, người được thừa kế còn phải thực hiện thủ tục kê khai di sản tại cơ quan có thẩm quyền và tiến hành thủ tục sang tên sổ đỏ. Chỉ khi hoàn tất các thủ tục này, quyền sở hữu đối với bất động sản mới chính thức được chuyển giao, nhận di sản thừa kế.

    Tại khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 có quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế bằng quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế khi có các điều kiện sau:

    - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 Luật Đất đai 2024;

    - Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    - Trong thời hạn sử dụng đất;

    - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, căn cứ theo Luật Đất đai 2024, đất đang tranh chấp sẽ không được sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được thừa kế cho đến khi vụ việc được giải quyết xong.

    Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào?

    (1) Giải quyết tranh chấp theo hướng tự hòa giải

    Theo khoản 1 Điều 235 Luật Đất đai 2024 khi các bên xảy ra tranh chấp thì: Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở, hòa giải theo quy định của pháp luật về hòa giải thương mại hoặc cơ chế hòa giải khác theo quy định của pháp luật.

    (2) Hòa giải tại Ủy Ban Nhân Dân cấp xã

    Nếu các bên tự hòa giải không thành công. Tiếp theo, các bên sẽ nhờ vào sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền tại cấp xã, phường, thị trấn để thực hiện hòa giải

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 235 Luật Đất đai 2024 khi mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    Sau khi thực hiện hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp sẽ có hai trường hợp xảy ra:

    Trường hợp 1: Hòa giải thành

    + Nếu có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    + Phòng Tài nguyên và Môi trường trình UBND cấp huyện quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Sổ đỏ cho hộ gia đình, cá nhân.

    Trường hợp 2: Hòa giải không thành

    Trường hợp hòa giải không thành mà một hoặc các bên tranh chấp không ký vào biên bản thì Chủ tịch Hội đồng, các thành viên tham gia hòa giải phải ký vào biên bản, đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã và gửi cho các bên tranh chấp.

    (3) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân nơi xảy ra tranh chấp.

    Sau khi thực hiện hòa giải không thành tại UBND cấp xã. Các bên có thể thực hiện việc khởi kiện tại Tòa án với hai trường hợp sau đây:

    Căn cứ khoản 1, 2 Điều 236 Luật Đất đai 2024, những tranh sau đây thì đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân gồm:

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.

    - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 127 Luật Đất đai 2024.

    saved-content
    unsaved-content
    146