Loading

16:56 - 20/12/2024

Điểm mới Luật số 57 2024 QH15 sửa đổi Luật Đấu thầu 2023

Một số điểm mới nổi bật theo Luật số 57 2024 QH15 sửa đổi Luật Đấu thầu 2023. Quy định chuyển tiếp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2023.

Nội dung chính

    Điểm mới Luật số 57 2024 QH15 sửa đổi Luật Đấu thầu 2023

    Một số điểm mới nổi bật theo Luật số 57 2024 QH15 sửa đổi Luật Đấu thầu 2023 như sau:

    (1) Hình thức lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt

    Căn cứ khoản 12 Điều 4 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu quy định như sau:

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu
    ...
    12. Bổ sung Điều 34a vào sau Điều 34 như sau:
    “Điều 34a. Lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
    1. Việc lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với dự án đầu tư kinh doanh có một hoặc một số yêu cầu, điều kiện đặc thù về thủ tục đầu tư; thủ tục giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển; thủ tục, phương pháp, tiêu chuẩn lựa chọn nhà đầu tư và nội dung hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, biên giới lãnh thổ, lợi ích quốc gia, thực hiện nhiệm vụ chính trị của quốc gia mà không thể áp dụng được một trong các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 34 của Luật này.
    2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
    ...

    Như vậy, theo Luật số 57 bổ sung lựa chọn nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt được áp dụng đối với các dự án đầu tư kinh doanh có một hoặc một số yêu cầu, điều kiện đặc thù như trên.

    Trường hợp này áp dụng khi các yêu cầu, điều kiện nêu trên không thể thực hiện được theo các hình thức lựa chọn nhà đầu tư quy định tại Điều 34 Luật Đấu thầu 2023.

    (2) Quy định mới về đấu thầu trước

    Căn cứ khoản 14 Điều 4 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu quy định như sau:

    Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu thầu
    ...
    Sửa đổi, bổ sung Điều 42 như sau:
    “Điều 42. Đấu thầu trước
    1. Đấu thầu trước là việc thực hiện trước một số thủ tục trước khi điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài hoặc trước khi dự án được phê duyệt đầu tư nhằm mục đích đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, trừ gói thầu cần thực hiện trước khi phê duyệt dự án.
    2. Gói thầu có thể thực hiện đấu thầu trước bao gồm:
    a) Gói thầu mua sắm hàng hóa đã xác định rõ phạm vi cung cấp, yêu cầu kỹ thuật;
    b) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn, hàng hóa, xây lắp phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng, kỹ thuật, rà phá bom mìn, vật nổ, quy hoạch, tái định cư;
    c) Gói thầu tư vấn quản lý dự án cho các phần công việc thực hiện sau khi dự án được phê duyệt, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công;
    d) Gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài có yêu cầu đấu thầu trước theo quy định ràng buộc của nhà tài trợ. Trường hợp nhà tài trợ không quy định thì các gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài có thể thực hiện đấu thầu trước theo quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
    3. Đối với gói thầu quy định tại khoản 2 Điều này, các thủ tục được thực hiện trước khi dự án được phê duyệt hoặc trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài bao gồm:
    a) Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
    b) Xác định danh sách ngắn (nếu có);
    c) Lập, thẩm định, phê duyệt hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
    d) Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;
    đ) Xét duyệt trúng thầu, xác định nhà thầu trúng thầu.
    Việc ký kết hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi dự án được phê duyệt đầu tư; đối với gói thầu thuộc dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, việc ký kết hợp đồng có thể thực hiện trước khi ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài theo quy định của nhà tài trợ nước ngoài nhưng phải sau khi dự án được phê duyệt đầu tư.
    4. Đối với gói thầu đấu thầu trước, nhà thầu không phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu quy định tại Điều 14 của Luật này nhưng phải cam kết trong hồ sơ dự thầu về trách nhiệm tham dự thầu.
    5. Hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu phải xác định rõ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư trong việc thực hiện đấu thầu trước theo quy định tại Điều này.
    Trường hợp dự án không được phê duyệt hoặc điều ước quốc tế, thỏa thuận vay nước ngoài không được ký kết mà không thể bố trí nguồn vốn khác thì chủ đầu tư hủy thầu và không phải bồi hoàn chi phí liên quan đến việc tham dự thầu của nhà thầu.
    6. Chủ đầu tư, người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án có thể hình thành gói thầu bao gồm một hoặc một số công việc: khảo sát xây dựng, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, lập quy hoạch chi tiết xây dựng, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công để tổ chức lựa chọn nhà thầu. Các công việc lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, giám sát thi công chỉ được thực hiện sau khi dự án được phê duyệt.
    7. Các hoạt động quy định tại Điều này được thực hiện theo quy trình, thủ tục quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này. Việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với gói thầu đấu thầu trước không phải căn cứ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 38 của Luật này.”.
    ...

    Như vậy, theo Luật số 57 sửa đổi, bổ sung về đấu thầu trước như sau:

    - Mở rộng phạm vi áp dụng gồm cả các gói thầu phục vụ công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời công trình hạ tầng, kỹ thuật, rà phá bom mìn, vật nổ, quy hoạch, tái định cư, hoặc yêu cầu đấu thầu trước từ nhà tài trợ nước ngoài.

    - Quy định rõ danh mục gói thầu có thể thực hiện đấu thầu trước:

    + Gói thầu mua sắm hàng hóa có phạm vi rõ ràng.

    + Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, phi tư vấn.

    + Gói thầu thuộc dự án ODA/vốn vay ưu đãi nước ngoài có yêu cầu cụ thể từ nhà tài trợ.

    - Cụ thể hóa các thủ tục thực hiện trước:

    + Bổ sung các bước thủ tục chi tiết.

    + Việc ký hợp đồng chỉ được thực hiện sau khi dự án được phê duyệt, ngoại trừ gói thầu thuộc vốn ODA/vay ưu đãi nếu nhà tài trợ yêu cầu.

    - Loại bỏ biện pháp bảo đảm dự thầu: Nhà thầu không phải thực hiện bảo đảm dự thầu nhưng phải cam kết tham gia trách nhiệm.

    - Bổ sung cam kết về trách nhiệm: Hồ sơ mời thầu phải xác định rõ trách nhiệm của nhà thầu và chủ đầu tư trong đấu thầu trước.

    - Xử lý trong trường hợp không được phê duyệt: Nếu dự án không được phê duyệt hoặc không ký kết thỏa thuận vay vốn, chủ đầu tư hủy thầu mà không bồi hoàn chi phí cho nhà thầu.

    - Quy định rõ việc hình thành các gói thầu kết hợp nhiều công việc: Các công việc như khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật... có thể được gộp vào một gói thầu để tổ chức đấu thầu.

    - Quy trình thực hiện và kế hoạch lựa chọn nhà thầu: Các hoạt động đấu thầu trước tuân thủ quy trình và thủ tục đã được quy định, nhưng không yêu cầu căn cứ các nội dung tại khoản 1 Điều 38 Luật Đấu thầu 2023 (liên quan đến thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu).

    Điểm mới Luật số 57 2024 QH15 sửa đổi Luật Đấu thầu 2023 (Hình từ Internet)

    Quy định chuyển tiếp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2023

    Căn cứ khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 về quy định chuyển tiếp như sau:

    Quy định chuyển tiếp
    ...
    4. Quy định chuyển tiếp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu như sau:
    a) Các gói thầu lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt và phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục tổ chức lựa chọn danh sách ngắn, lựa chọn nhà thầu, ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng theo quy định của Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành;
    b) Đối với gói thầu đã phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu nhưng đến ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa phát hành hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu mà kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã phê duyệt không phù hợp với Luật này thì phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu để phù hợp với quy định của Luật này.

    Như vậy, việc chuyển tiếp các quy định sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu 2023 được quy định như trên

    Luật sửa đổi Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2025.

    saved-content
    unsaved-content
    2619