Điều kiện để cá nhân trao đổi đất với nhau là gì? Tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa 2 bên giải quyết như thế nào?

Tại sao xảy ra tranh chấp hợp đồng đổi đất? Điều kiện để cá nhân trao đổi đất với nhau là gì? Tranh chấp hợp đồng đổi đất giải quyết Luật Đất đai 2024 giải quyết như thế nào?

Nội dung chính

    Tại sao xảy ra tranh chấp hợp đồng đổi đất?

    Tranh chấp hợp đồng xảy ra khi có sự khác biệt hoặc mâu thuẫn giữa các bên liên quan đến quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký kết. Dưới đây là một số lý do phổ biến dẫn đến tranh chấp hợp đồng:

    - Các bên có thể hiểu hoặc diễn giải các điều khoản của hợp đồng theo cách khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn về quyền và nghĩa vụ.

    - Không tuân thủ điều khoản hợp đồng: Một bên có thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo các điều khoản đã cam kết, dẫn đến tranh chấp về việc vi phạm hợp đồng.

    - Các điều kiện thực tế có thể thay đổi sau khi hợp đồng được ký kết, làm cho các điều khoản hợp đồng trở nên khó hoặc không thể thực hiện.

    - Một bên có thể đã cung cấp thông tin sai lệch hoặc giấu giếm thông tin quan trọng trong quá trình đàm phán và ký kết hợp đồng.

    - Hợp đồng có thể vi phạm các quy định pháp luật hiện hành, dẫn đến tranh chấp về tính hợp pháp của hợp đồng.

    - Một bên có thể thay đổi yêu cầu hoặc mong đợi sau khi hợp đồng đã được ký kết, gây ra mâu thuẫn với các điều khoản đã thỏa thuận trước đó.

    Để tránh tranh chấp hợp đồng, các bên nên đảm bảo rằng hợp đồng được soạn thảo rõ ràng, chi tiết và đầy đủ. Hơn nữa, việc duy trì sự giao tiếp tốt và thiện chí trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng rất quan trọng.

    Điều kiện để cá nhân trao đổi đất với nhau là gì?

    Theo quy định tại Điều 27 Luật Đất đai 2024, Nhà nước cho phép cá nhân trao đổi đất với nhau theo quy định của Luật Đất đai 2024 hoặc luật khác có liên quan.

    Bên cạnh đó, các cá nhân muốn đổi đât cho nhau phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 45 Luật đất đai 2024 như sau:

    + Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật Đất đai 2024;

    + Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    + Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    + Trong thời hạn sử dụng đất;

    + Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, theo Điều 47 Luật Đất đai 2024 thì cá nhân sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao đất, do chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất hợp pháp từ người khác thì chỉ được chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng đơn vị hành chính cấp tỉnh cho cá nhân khác và không phải nộp thuế thu nhập từ việc chuyển đổi quyền sử dụng đất và lệ phí trước bạ.

    Điều kiện để cá nhân trao đổi đất với nhau là gì? Tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa 2 bên giải quyết như thế nào? (Hình ảnh từ internet)

    Tranh chấp hợp đồng đổi đất giữa 2 bên thì khởi kiện như thế nào?

    Cá nhân trao đổi đất với nhau khi một trong các bên hoặc các bên có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ thuộc về Tòa án.

    Theo đó, cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện để gửi đến Tòa án. Căn cứ quy định tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì hồ sơ khởi kiện bao gồm:

    - Đơn khởi kiện;

    - Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 137 Luật Đất đai 2024.

    - Biên bản hòa giải có chứng nhận của Ủy ban nhân dân xã và có chữ ký của các bên tranh chấp (nếu có).

    - Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

    - Các giấy tờ chứng minh khác

    saved-content
    unsaved-content
    63
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT