Loading


Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm gì trong công tác kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

Trách nhiệm của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ là gì? Ghi sổ kế toán có nguyên tắc như thế nào? Có mấy phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

Nội dung chính

    Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm gì trong công tác kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

    Căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    1. Cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm:
    a) Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;
    b) Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, trích khấu hao, tính hao mòn tài sản theo quy định của pháp luật.
    ...

    Như vậy, cơ quan, đơn vị được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm cụ thể như sau trong công tác kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ:

    - Mở sổ và thực hiện kế toán tài sản theo quy định của pháp luật về kế toán và quy định tại Nghị định này;

    - Thực hiện báo cáo tình hình tăng, giảm, trích khấu hao, tính hao mòn tài sản theo quy định của pháp luật.

    Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm gì? Nguyên tắc ghi sổ kế toán như thế nào?

    Đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng chợ có trách nhiệm gì? Nguyên tắc ghi sổ kế toán như thế nào? (Hình từ Internet)

    Nguyên tắc ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ như thế nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 19 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    ...
    2. Nguyên tắc ghi sổ kế toán trong một số trường hợp:
    a) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà đã có thông tin giá trị trên sổ kế toán thì sử dụng thông tin giá trị đã có để ghi sổ kế toán.
    b) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ sử dụng trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán thì sử dụng giá trị theo đánh giá lại thực tế hoặc giá trị đầu tư của công trình có cấp, hạng, quy mô công suất tương đương, sau khi đã trừ đi giá trị của thời gian đã sử dụng để ghi sổ kế toán.
    c) Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được mua sắm, đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, quyết toán theo quy định.
    Trường hợp tài sản được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán, trong đó, nguyên giá tạm tính xác định theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B, giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán.
    d) Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong quá trình quản lý, sử dụng được sửa chữa nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì khi quyết toán dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, kế toán thực hiện ghi tăng giá trị tài sản theo giá trị quyết toán được phê duyệt.

    Theo đó, ghi sổ kế toán trong một số trường hợp cần có nguyên tắc như sau:

    - Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ sử dụng trước ngày Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà đã có thông tin giá trị trên sổ kế toán thì sử dụng thông tin giá trị đã có để ghi sổ kế toán.

    - Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ sử dụng trước ngày Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng chưa được theo dõi, ghi sổ kế toán thì sử dụng giá trị theo đánh giá lại thực tế hoặc giá trị đầu tư của công trình có cấp, hạng, quy mô công suất tương đương, sau khi đã trừ đi giá trị của thời gian đã sử dụng để ghi sổ kế toán.

    - Đối với tài sản kết cấu hạ tầng chợ được mua sắm, đầu tư xây dựng, hoàn thành đưa vào sử dụng kể từ ngày Nghị định 60/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành thì giá trị ghi sổ kế toán là giá trị mua sắm, quyết toán theo quy định.

    Trường hợp tài sản được đầu tư xây dựng mới, hoàn thành đưa vào sử dụng nhưng chưa được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán thì sử dụng nguyên giá tạm tính để ghi sổ kế toán, trong đó, nguyên giá tạm tính xác định theo thứ tự ưu tiên sau: giá trị đề nghị quyết toán; giá trị xác định theo Biên bản nghiệm thu A-B, giá trị dự toán của dự án đã được phê duyệt. Khi có quyết toán được phê duyệt, kế toán thực hiện điều chỉnh giá trị đã ghi sổ theo quy định của pháp luật về kế toán.

    - Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng chợ trong quá trình quản lý, sử dụng được sửa chữa nâng cấp, mở rộng theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt thì khi quyết toán dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt, kế toán thực hiện ghi tăng giá trị tài sản theo giá trị quyết toán được phê duyệt.

    Có mấy phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ?

    Căn cứ Điều 22 Nghị định 60/2024/NĐ-CP về phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ quy định như sau:

    Phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ
    1. Trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
    2. Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
    3. Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.
    4. Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, có 04 phương thức khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ bao gồm:

    - Trực tiếp tổ chức thực hiện khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

    - Cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

    - Chuyển nhượng có thời hạn quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng chợ.

    - Phương thức khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    43