Loading


Đối với công trình xây dựng theo tuyến quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm nội dung gì?

Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư thêm nội dung gì đối với công trình xây dựng theo tuyến?

Nội dung chính

    Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm nội dung gì đối với công trình xây dựng theo tuyến?

    Căn cứ điểm b khoản 3 Điều 22 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng quy định như sau:

    Phê duyệt dự án, quyết định đầu tư xây dựng
    1. Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định và trình người quyết định đầu tư phê duyệt dự án, quyết định đầu tư. Thẩm quyền quyết định đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 17 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
    2. Việc phê duyệt dự án của cấp có thẩm quyền đối với dự án PPP được thực hiện theo quy định pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
    3. Việc quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư được thể hiện tại Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng, gồm các nội dung chủ yếu sau:
    a) Tên dự án;
    b) Địa điểm xây dựng; hướng tuyến công trình (với công trình xây dựng theo tuyến);
    c) Người quyết định đầu tư; chủ đầu tư;
    d) Tổ chức tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi (Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) đầu tư xây dựng, tổ chức lập khảo sát xây dựng (nếu có); tổ chức tư vấn lập thiết kế cơ sở; tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế cơ sở (nếu có);
    đ) Loại, nhóm dự án; danh mục; loại, cấp công trình chính; thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình chính;
    e) Mục tiêu dự án;
    g) Diện tích đất sử dụng;
    h) Quy mô đầu tư xây dựng: quy mô công suất, khả năng phục vụ; một số chỉ tiêu, thông số chính của công trình chính thuộc dự án;
    i) Số bước thiết kế, danh mục tiêu chuẩn chủ yếu được lựa chọn (danh mục tiêu chuẩn chủ yếu có thể được chấp thuận theo văn bản riêng);
    k) Tổng mức đầu tư; giá trị các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư;
    l) Kế hoạch thực hiện, tiến độ thực hiện từng giai đoạn, hạng mục chính của dự án, phân kỳ đầu tư (nếu có), thời hạn của dự án, (nếu có);
    m) Nguồn vốn đầu tư và dự kiến bố trí kế hoạch vốn theo kế hoạch, tiến độ thực hiện dự án;
    n) Hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng;
    o) Yêu cầu về nguồn lực, khai thác sử dụng tài nguyên (nếu có); phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư (nếu có);
    p) Các nội dung khác (nếu có).
    ...

    Như vậy, bên cạnh các nội dung chủ yếu tại Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trong quyết định đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư như trên thì đối với công trình xây dựng theo tuyến còn thêm nội dung địa điểm xây dựng và hướng tuyến công trình.

    Đối với công trình xây dựng theo tuyến quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm nội dung gì?

    Đối với công trình xây dựng theo tuyến quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm nội dung gì? (Hình từ Internet)

    Bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến được thể hiện trong bản vẽ thiết kế cơ sở?

    Căn cứ điểm a khoản 4 Điều 38 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về nội dung thiết kế cơ sở quy định như sau:

    Nội dung thiết kế cơ sở
    ...
    3. Thuyết minh về giải pháp thiết kế đáp ứng yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ khi có yêu cầu theo quy định tại quy chuẩn và quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
    4. Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được các nội dung về kích thước, thông số kỹ thuật và vật liệu chủ yếu được sử dụng, bao gồm:
    a) Tổng mặt bằng công trình hoặc bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến;
    b) Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt công trình hoặc các bản vẽ theo yêu cầu chuyên ngành thể hiện kích thước, thông số kỹ thuật của công trình;
    c) Phương án kết cấu chính;
    d) Giải pháp thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình;
    đ) Giải pháp thiết kế phòng cháy chữa cháy (nếu có yêu cầu);
    e) Sơ đồ công nghệ, bản vẽ dây chuyền công nghệ (đối với công trình có yêu cầu công nghệ);
    g) Các bản vẽ khác theo yêu cầu của dự án.

    Theo đó, bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến là một nội dung bắt buộc trong bản vẽ thiết kế cơ sở.

    Ngoài ra, nội dung thiết kế cơ sở, bản vẽ phải bao gồm:

    - Tổng mặt bằng công trình hoặc

    - Bản vẽ phương án tuyến công trình đối với công trình xây dựng theo tuyến.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình xây dựng theo tuyến bao gồm gì?

    Căn cứ khoản 2 Điều 55 Nghị định 175/2024/NĐ-CP về hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới quy định như sau:

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung tại Luật số 62/2020/QH14, cụ thể như sau
    ...
    2. Đối với công trình xây dựng theo tuyến:
    a) Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này;
    b) Một trong các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 53 Nghị định này; hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vị trí và phương án tuyến hoặc Quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai;
    c) Tài liệu theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
    d) 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (thiết kế bản vẽ thi công đối với dự án chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm: sơ đồ vị trí tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình; bản vẽ các mặt cắt dọc và mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình; bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.
    ...

    Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng trường hợp xây dựng mới thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Xây dựng sửa đổi 2020 đối với công trình xây dựng theo tuyến cụ thể theo quy định trên.

    saved-content
    unsaved-content
    36