Loading


Dự kiến độ tuổi tối thiểu yêu cầu để người lái xe tham gia giao thông sẽ được quy định là bao nhiêu?

Dự kiến độ tuổi tối thiểu của người lái xe tham gia giao thông là bao nhiêu tuổi? Dự thảo trường hợp nào phải đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe?

Nội dung chính

    Dự kiến độ tuổi tối thiểu yêu cầu để người lái xe tham gia giao thông sẽ được quy định là bao nhiêu?

    Tại Điều 40 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất về độ tuổi tối thiểu của người lái xe như sau:

    Tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ

    1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

    a) Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy;

    b) Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B;

    c) Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;

    d) Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;

    đ) Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;

    e) Tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

    2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

    3. Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có sức khỏe phù hợp với từng loại phương tiện được phép điều khiển. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe, xây dựng cơ sở dữ liệu về khám sức khỏe của người lái xe.

    Như vậy, dự thảo mới có dự kiến độ tuổi tối thiểu của người lái xe tham gia giao thông là đủ 16 tuổi. Cụ thể:

    - Người đủ 16 tuổi được điều khiển xe gắn máy.

    - Người đủ 18 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng A2, A, A3, B;

    - Người đủ 21 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng C1, C, BE;

    - Người đủ 24 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D2, C1E, CE;

    - Người đủ 27 tuổi trở lên được cấp giấy phép lái xe hạng D, D2E, DE;

    Ngoài ra, tuổi tối đa của người hành nghề lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.

    Dự kiến độ tuổi tối thiểu yêu cầu để người lái xe tham gia giao thông sẽ được quy định là bao nhiêu? (Hình ảnh từ Internet)

    Dự thảo trường hợp nào phải đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe?

    Tại Điều 41 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất về đào tạo lái xe như sau:

    Đào tạo lái xe

    1. Người có độ tuổi, sức khỏe đáp ứng quy định tại Điều 40 của Luật này nếu có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe phải được đào tạo theo nội dung và chương trình đào tạo quy định cho từng hạng giấy phép lái xe.

    2. Nội dung đào tạo lái xe gồm: Lý thuyết; thực hành lái xe trong sa hình; thực hành lái xe tham gia giao thông đường bộ.

    Kết thúc khoá học, người học lái xe được cơ sở đào tạo kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình đào tạo.

    3. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:

    a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D2;

    b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên D2 hoặc lên hạng D;

    c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D2 hoặc lên hạng D;

    d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;

    đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B, C1, C, D2, D lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng BE, C1E, CE, D2E, DE.

    4. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 3 Điều này phải có đủ thời gian lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D2, D tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.

    5. Giấy phép lái xe hạng C1, C, D2, D và các hạng BE, C1E, CE, D2E và DE phải được đào tạo bằng hình thức đào tạo nâng hạng theo các điều kiện quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều này.

    ....

    Như vậy, dự kiến đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe được thực hiện trong các trường hợp:

    - Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B lên hạng C1 hoặc lên hạng C hoặc lên hạng D2;

    - Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C1 lên hạng C hoặc lên D2 hoặc lên hạng D;

    - Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D2 hoặc lên hạng D;

    - Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D2 lên hạng D;

    - Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B, C1, C, D2, D lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng BE, C1E, CE, D2E, DE.

    Đề xuất trung tâm sát hạch lái xe phải đáp ứng điều kiện gì?

    Tại khoản 5 Điều 41 Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ có đề xuất trung tâm sát hạch lái xe phải đáp ứng điều kiện bao gồm:

    - Có đủ điều kiện về diện tích xây dựng, xe cơ giới dùng để sát hạch, thiết bị và phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ.

    - Phải sử dụng thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin và chịu sự giám sát các nội dung sát hạch của cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe trung ương.

    saved-content
    unsaved-content
    27
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ