Loading

14:56 - 10/12/2024

Dự kiến tên gọi Bộ mới thuộc Chính phủ sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước

Dự kiến tên gọi mới của các Bộ thuộc Chính phủ được đề xuất sáp nhập, hợp nhất là gì?

Nội dung chính

    Dự kiến tên gọi mới của 05 Bộ sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước

    Dựa theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về Phương án sắp xếp, sáp nhập, hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 ban hành Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024.

    Theo đó, tiểu mục 2 Mục II Kế hoạch 141/KH-BCĐTKNQ18 năm 2024 thì13 Bộ của Chính phủ sau khi tinh gọn bộ máy dự kiến như sau:

    (1) Bộ Quốc phòng

    (2) Bộ Công an

    (3) Bộ Ngoại giao

    (4) Bộ Tư pháp

    (5) Bộ Công Thương

    (6) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo

    (8) Bộ Y tế

    (9) Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển (tên gọi dự kiến sau khi hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính)

    (10) Bộ Hạ tầng và Đô thị (tên gọi dự kiến sau khi hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng)

    (11) Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường (tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

    (12) Bộ Nội vụ và Lao động (tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ)

    (13) Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin (tên gọi dự kiến sau khi sáp nhập Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ)

    Như vậy, bộ máy của Chính phủ dự kiến sẽ được tinh gọn từ 30 xuống còn 21 đầu mối (giảm 9 đầu mối) gồm: 13 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 4 cơ quan thuộc Chính phủ.

    Theo đó cơ cấu, sắp xếp và hợp nhất các bộ, cơ quan ngang bộ sau khi đã tinh gọn bộ máy nhà nước như sau:

    - Hợp nhất Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Tài chính và Đầu tư phát triển hoặc Bộ Kinh tế phát triển.

    - Hợp nhất Bộ Giao thông vận tải và Bộ Xây dựng. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Hạ tầng và Đô thị.

    - Hợp nhất Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên, Môi trường.

    - Hợp nhất Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ. Tên Bộ sau sắp xếp dự kiến là Bộ Chuyển đổi số và Khoa học, Công nghệ hoặc Bộ Chuyển đổi số, Khoa học, Công nghệ và Thông tin.

    - Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Nội vụ thành Bộ Nội vụ và Lao động và chuyển chức năng quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp sang Bộ Giáo dục và Đào tạo, chuyển chức năng quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội sang Bộ Y tế.

    Dự kiến tên gọi Bộ mới thuộc Chính phủ sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước (Hình từ internet)

    Dự kiến tên gọi Bộ mới thuộc Chính phủ sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước (Hình từ internet)

    Hiện nay Bộ máy nhà nước có bao nhiêu Bộ?

    18 Bộ của Chính phủ hiện nay bao gồm:

    (1) Bộ Quốc phòng

    (2) Bộ Công an

    (3) Bộ Ngoại giao

    (4) Bộ Tư pháp

    (5) Bộ Công Thương

    (6) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

    (7) Bộ Giáo dục và Đào tạo

    (8) Bộ Y tế

    (9) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

    (10) Bộ Tài chính

    (11) Bộ Giao thông vận tải

    (12) Bộ Xây dựng

    (13) Bộ Tài nguyên và Môi trường

    (14) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

    (15) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

    (16) Bộ Nội vụ

    (17) Bộ Thông tin và Truyền thông

    (18) Bộ Khoa học và Công nghệ

    Như vậy, Bộ máy nhà nước hiện nay có tất cả 18 Bộ.

    Cơ cấu tổ chức của Bộ

    Theo Điều 17 Nghị định 123/2016/NĐ-CP thì Cơ cấu tổ chức của Bộ bao gồm:

    Cơ cấu tổ chức của Bộ
    1. Cơ cấu tổ chức của Bộ gồm:
    a) Vụ;
    b) Văn phòng;
    c) Thanh tra;
    d) Cục (nếu có);
    đ) Tổng cục (nếu có);
    e) Đơn vị sự nghiệp công lập.
    2. Các đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng Bộ, gồm:
    a) Các đơn vị nghiên cứu chiến lược, chính sách về ngành, lĩnh vực;
    b) Báo, tạp chí; Trung tâm Thông tin;
    c) Trường hoặc Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; Học viện thuộc Bộ.
    3. Số lượng cấp phó của người đứng đầu văn phòng, thanh tra, vụ, cục, tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Chính phủ.

    Như vậy, cơ cấu tổ chức của Bộ theo Điều trên được quy định rõ ràng nhằm đảm bảo sự hoạt động hiệu quả và hợp lý trong quản lý nhà nước.

    Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ

    Căn cứ Điều 5 Nghị định 123/2016/NĐ-CP về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ như sau:

    - Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Bộ, Bộ trưởng; đề cao trách nhiệm của Bộ trưởng trong mọi hoạt động của Bộ.

    - Tổ chức bộ máy của Bộ theo hướng quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; chỉ thành lập tổ chức mới khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.

    - Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ bảo đảm không chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

    - Công khai, minh bạch và hiện đại hóa hoạt động của Bộ.

    Như vậy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Bộ theo Điều trên được quy định nhằm đảm bảo sự hiệu quả và minh bạch trong quản lý nhà nước.

    saved-content
    unsaved-content
    89