Đứng tên hộ bất động sản có phải là hành vi hợp pháp? Những rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người khác hoặc được nhờ đứng tên hộ là gì?

Đứng tên hộ bất động sản có phải là hành vi hợp pháp? Những rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người khác hoặc được nhờ đứng tên hộ là gì? Người sử dụng đất bao gồm những đối tượng nào?

Nội dung chính

    Đứng tên hộ bất động sản là hành vi hợp pháp hay không?

    Căn cứ Điều 28 Luật đất đai 2024 quy định như sau:

    Nhận quyền sử dụng đất

    1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    a) Cá nhân được nhận chuyển đổi quyền sử dụng đất quy định tại điểm b khoản 1 Điều 37 của Luật này;
    b) Tổ chức kinh tế, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
    c) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu công nghệ cao;
    d) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận chuyển nhượng vốn đầu tư là giá trị quyền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ;
    đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
    e) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này;
    g) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư được nhận thừa kế quyền sử dụng đất;
    h) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
    i) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
    k) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất;
    l) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;
    m) Tổ chức trong nước, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam; văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật; văn bản về việc chia, tách quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật đối với nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất;
    n) Cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành; quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài thương mại Việt Nam;
    o) Tổ chức trong nước là pháp nhân mới được hình thành thông qua việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc văn bản về việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi mô hình tổ chức của tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật được nhận quyền sử dụng đất từ các tổ chức là pháp nhân bị chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi.
    2. Tổ chức trong nước, cá nhân được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật không phụ thuộc vào nơi cư trú, nơi đóng trụ sở, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 45 và Điều 48 của Luật này.
    3. Đối với khu vực hạn chế tiếp cận đất đai thì việc nhận quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thực hiện theo trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.

    Như vậy, pháp luật hiện hành không quy định trường hợp đứng tên hộ bất động sản, mà chỉ ghi nhận đối tượng được nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, dù là đứng tên hộ bất động sản thì những người này cũng có tên trên sổ đỏ, sổ hồng nên có thể được xem là người sử dụng đất theo quy định.

    Đứng tên hộ bất động sản có phải là hành vi hợp pháp? Những rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người khác hoặc được nhờ đứng tên hộ là gì?

    Đứng tên hộ bất động sản có phải là hành vi hợp pháp? Những rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người khác hoặc được nhờ đứng tên hộ là gì? (Hình từ Internet)

    Những rủi ro tiềm ẩn khi nhờ người khác hoặc được nhờ đứng tên hộ là gì?

    Đối với người nhờ đứng tên hộ:

    - Nguy cơ bị chiếm đoạt tài sản, nguy cơ bị mất quyền sở hữu, hoặc thậm chí phủ nhận việc được nhờ đứng tên, gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chủ sở hữu thực.

    - Không được hưởng lợi nếu tài sản tăng giá vì người được nhờ đứng tên có thể tự ý bán và không chia sẻ lợi nhuận.

    - Tranh chấp kéo dài, tốn kém cả về công sức, thời gian và tiền bạc

    - Rủi ro khi người được nhờ đứng tên hộ qua đời sẽ khiến việc xác định quyền thừa kế trở nên phức tạp, có thể dẫn đến việc kéo dài tranh chấp giữa các bên liên quan.

    Đối với người đứng tên hộ:

    - Nguy cơ chịu trách nhiệm pháp lý nếu tài sản đứng tên gặp nhiều các vấn đề pháp lý như tranh chấp, nợ nần v.v.

    - Nguy cơ bị kiện tụng của người được nhờ đứng tên hộ sẽ gây ra những rắc rối pháp lý không đáng có cho bản thân họ.

    - Mất uy tín cá nhân và gây ra những rắc rối trong các mối quan hệ nếu xảy ra các tranh chấp.

    Người sử dụng đất bao gồm những đối tượng nào?

    Căn cứ vào Điều 4 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật này, bao gồm:

    - Tổ chức trong nước gồm:

    + Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

    + Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế);

    - Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc;

    - Cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân);

    - Cộng đồng dân cư;

    - Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ;

    - Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;

    - Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    saved-content
    unsaved-content
    52
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT