Loading


Giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?

Giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Giải quyết vụ việc dân sự đã thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết được quy định như thế nào?

    Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định vụ việc dân sự đã được thụ lý mà không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án đã thụ lý thì Tòa án đó ra quyết định chuyển hồ sơ vụ việc dân sự cho Tòa án có thẩm quyền và xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý. Quyết định này phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp, đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan.

    Đương sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị quyết định này trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị, Chánh án Tòa án đã ra quyết định chuyển vụ việc dân sự phải giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.

    saved-content
    unsaved-content
    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ