Loading


Giám định bổ sung trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện trong những trường hợp nào?

Khi nào việc giám định bổ sung trong lĩnh vực giao thông vận tải là cần thiết, và ai sẽ thực hiện giám định này để đảm bảo an toàn?

Nội dung chính

    Giám định bổ sung trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện trong những trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 11 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định về giám định bổ sung, giám định lại như sau:

    Việc giám định bổ sung, giám định lại thực hiện theo quy định tại Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012.

    Căn cứ Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:

    1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
    2. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
    3. Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.

    Như vậy, việc giám định bổ sung trong lĩnh vực giao thông vận tải được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. 

    Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải là bao lâu?

    Căn cứ Điều 13 Thông tư 07/2021/TT-BGTVT quy định về thời hạn giám định tư pháp như sau:

    - Thời hạn giám định tư pháp trong lĩnh vực giao thông vận tải tối đa là 03 tháng. Trường hợp vụ việc giám định có tính chất phức tạp hoặc khối lượng công việc lớn thì thời hạn giám định tối đa là 04 tháng. Thời hạn giám định này có thể được gia hạn theo quyết định của cơ quan trưng cầu giám định nhưng không quá một phần hai thời hạn giám định tối đa theo quy định tại khoản này.

    - Trường hợp có vấn đề phát sinh hoặc có cơ sở cho rằng vụ việc giám định không thể hoàn thành đúng thời hạn thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho người trưng cầu giám định và thời gian dự kiến hoàn thành, ra kết luận giám định.

    saved-content
    unsaved-content
    32