Loading


Hàng hóa siêu trường siêu trọng trong vận tải thủy nội địa là các hàng hóa được quy định như thế nào?

Hàng hóa siêu trường siêu trọng trong vận tải thủy nội địa là các hàng hóa được quy định như thế nào theo pháp luật hiện hành?

Nội dung chính

    Hàng hóa siêu trường siêu trọng trong vận tải thủy nội địa là các hàng hóa được quy định như thế nào?

    Điều 12 Nghị định 24/2015/NĐ-CP hướng dẫn quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa quy định:

    -  Hàng hóa siêu trường là hàng hóa có kích thước thực tế không thể tháo rời với chiều rộng trên 10 m hoặc chiều dài trên 40 m hoặc chiều cao trên 4,5 m.

    -  Hàng hóa siêu trọng là hàng hóa không thể tháo rời, có trọng lượng toàn bộ trên 100 tấn.

    Thủ tục phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng

    Thẩm quyền phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng

    - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa và hành trình trên tuyến đường thủy liên tỉnh;

    -  Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng biển;

    - Sở Giao thông vận tải tổ chức phê duyệt phương án bảo đảm an toàn trong quá trình vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng trong trường hợp phương tiện rời cảng thủy nội địa hành trình trên tuyến đường thủy nội địa nội tỉnh.

    Trình tự, thủ tục phê duyệt phương án vận tải hàng hóa siêu trường, hàng hóa siêu trọng

    - Phương án vận tải có thể được người vận tải nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền nêu trên hoặc gửi thông qua hệ thống bưu chính;

    - Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được phương án vận tải hàng hóa siêu trường hoặc hàng hóa siêu trọng, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra, phê duyệt phương án và gửi cho người vận tải để thực hiện. Người vận tải không phải nộp phí hoặc lệ phí đối với việc phê duyệt phương án vận tải;

    - Trường hợp phương án vận tải không đáp ứng yêu cầu theo quy định tại, chậm nhất trong thời hạn 01 ngày kể từ ngày nhận được phương án vận tải, cơ quan có thẩm quyền quy định phải hướng dẫn người vận tải hoàn thiện phương án.

    saved-content
    unsaved-content
    20