Loading


Hoạt động kinh doanh bất động sản đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài cần lưu ý những gì theo quy định pháp luật hiện hành?

Cơ hội nào cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi tham gia vào hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong bối cảnh các quy định mới?

Nội dung chính

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm những đối tượng nào?

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài bao gồm 2 bộ phận là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 138/2006/NĐ-CP.

    Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008 người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

    Hoạt động kinh doanh bất động sản đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được quy định dưới hình thức nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản theo hình thức, phạm vi kinh doanh nhà ở, công trình xây dựng và quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản, chuyển nhượng dự án bất động sản của tổ chức, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

    - Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật;

    - Mua, thuê mua nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để bán, cho thuê, cho thuê mua;

    - Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê;

    - Thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại;

    - Thuê quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để cho thuê lại;

    - Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.

    Hoạt động kinh doanh bất động sản đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Hình từ Internet)Hoạt động kinh doanh bất động sản đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài (Hình từ Internet)

    Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không phải là công dân Việt Nam khi tham gia kinh doanh bất động sản cần lưu ý những gì? 

    Đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được kinh doanh bất động sản căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 theo các hình thức sau đây:

    - Đầu tư xây dựng nhà ở, công trình xây dựng gắn với quyền sử dụng đất để bán, cho thuê, cho thuê mua thông qua dự án bất động sản thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật thực hiện theo đúng hình thức, mục đích và thời hạn sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

    - Thuê nhà ở, công trình xây dựng, phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng để cho thuê lại;

    - Nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản để tiếp tục đầu tư xây dựng, kinh doanh.

    Ngoài ra, điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản, khoản 1 Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau:

    Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản
    1. Tổ chức, cá nhân khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản (gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.
    Trường hợp tổ chức, cá nhân khi kinh doanh dịch vụ bất động sản thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều này.
    ...

    Như vậy, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà không phải là công dân Việt Nam được phép nhập cảnh vào Việt Nam khi kinh doanh bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hoặc thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật về hợp tác xã, có ngành, nghề kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023.

    saved-content
    unsaved-content
    116