Loading


Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng trả lại

Doanh nghiệp nội địa tại KCN Biên Hòa 2, có bán mặt hàng thép silic kỹ thuật điện (xuất loại hình E62) cho Cty nhập khẩu là doanh nghiệp chế xuất (DNCX) tại khu công nghệ cao quận 9, TPHCM (nhập loại hình E15). Lô hàng được mở tờ khai vào tháng 10 năm 2015 và đã thanh toán tiền hàng cũng như hoàn thành thủ tục hải quan (đã xin hoàn thuế không thu thuế đối với tờ khai xuất khẩu). Khi DNCX đưa hàng ra sử dụng thì phát hiện lô hàng hư, đòi trả lại hàng đã nhập.

Nội dung chính

    Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu hàng trả lại

    1/ Về thủ tục, hồ sơ hải quan:

    “Điều 47. Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu

    1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

    a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

    b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

    c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

    d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

    2. Hồ sơ hải quan:

    a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

    b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

    c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

    3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành)...”

    Nếu đáp ứng các điều kiện kể trên, công ty được phép làm thủ tục tái nhập với trình tự, hồ sơ theo quy định trên.

    - Căn cứ Bảng mã loại hình ban hành kèm theo Công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan quy định về mã loại hình nhập khẩu. Trong đó, mã A31: Nhập khẩu hàng xuất khẩu bị trả lại sử dụng trong trường hợp hàng xuất khẩu bị trả lại gồm trả lại để sửa chữa, tái chế, tiêu thụ nội địa, tiêu hủy hoặc tái xuất sang nước thứ ba của các loại hình xuất kinh doanh, xuất sản phẩm gia công, xuất sản phẩm SXXK, xuất sản phẩm của DNCX.

    DNCX căn cứ Bảng mã loại hình và loại hình đã mở khi nhập khẩu ban đầu để mỡ tờ khai xuất khẩu phù hợp.

    2. Về chính sách thuế:

    - Căn cứ theo khoản 7 Điều 114 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định như sau:

    “…7. Hàng hoá đã xuất khẩu nhưng phải nhập khẩu trở lại Việt Nam được hoàn thuế xuất khẩu đã nộp và không phải nộp thuế nhập khẩu.

    …c) Trường hợp hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hoá kinh doanh tạm nhập, tái xuất (thuộc đối tượng được hoàn thuế khi xuất khẩu) phải nhập khẩu trở lại Việt Nam nhưng không tái chế, tái xuất thì xử lý như sau:

    c.1) Tổ chức, cá nhân không được xét hoàn lại thuế (hoặc không được xét không thu thuế nếu chưa nộp thuế) đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại đó;

    c.2) Trường hợp cơ quan hải quan đã hoàn lại hoặc đã ban hành quyết định không thu thuế đối với phần nguyên liệu nhập khẩu sản xuất ra số hàng hóa xuất khẩu phải nhập khẩu trở lại hoặc đối với số hàng hóa đã tái xuất nhưng nay phải nhập khẩu trở lại thì người nộp thuế phải nộp lại số tiền thuế đã được hoàn hoặc không thu đó.”

    Do đó, trường hợp Công ty có lô hàng xuất khẩu nhưng do khách hàng nước ngoài trả lại hàng, không tái chế, tái xuất Công ty phải nộp thuế nhập khẩu đã được hoàn hoặc không thu trước đó.

    saved-content
    unsaved-content
    381