Loading


Khái niệm mở rộng khu kinh tế và quy định về trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế tại Việt Nam như thế nào?

Mở rộng khu kinh tế là gì? Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế được quy định như thế nào? Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Mở rộng khu kinh tế là gì?

    Theo Khoản 1 Điều 17 Nghị định 35/2022/NĐ-CP (có hiệu lực từ 15/07/2022) mở rộng khu kinh tế là việc tăng quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập, trong đó khu vực mở rộng khu kinh tế có ranh giới liền kề hoặc lân cận và có thể kết nối, sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật với khu kinh tế đã được thành lập trước đó để nâng cao tiềm năng phát triển, tính lan tỏa của khu kinh tế.

    Mở rộng khu kinh tế là gì? (Ảnh từ Internet)

    Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế được quy định như thế nào?

    Theo Điều 16 Nghị định 35/2022/NĐ-CP trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế được quy định như sau:

    Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế

    1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

    2. Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

    3. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    4. Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.

    Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.

    5. Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:

    a) Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;

    b) Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

    c) Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;

    d) Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.

    Như vậy, trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế được quy định như sau:

    - Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm định của cơ quan nhà nước có liên quan.

    - Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định tại Điều 15 của Nghị định này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản để Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ sung, sửa đổi hồ sơ. Thời gian bổ sung, sửa đổi hồ sơ không tính vào thời gian thẩm định.

    - Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến thẩm định theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan được lấy ý kiến có ý kiến thẩm định về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

    - Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập báo cáo thẩm định gồm các nội dung theo quy định tại khoản 5 Điều này, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định việc thành lập khu kinh tế.

    - Trong trường hợp cần thiết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tổ chức cuộc họp với cơ quan nhà nước có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để làm rõ những vấn đề có liên quan.

    - Nội dung thẩm định việc thành lập khu kinh tế bao gồm:

    + Căn cứ pháp lý và sự cần thiết của việc thành lập khu kinh tế;

    + Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện thành lập khu kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 14 của Nghị định này;

    + Đánh giá phương hướng phát triển của khu kinh tế;

    + Đánh giá các giải pháp và tổ chức thực hiện.

    Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 18 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được quy định như sau:

    (1) Điều chỉnh ranh giới khu kinh tế là điều chỉnh ranh giới địa lý của khu kinh tế đã được thành lập trên cùng một địa bàn cấp xã hoặc từ địa bàn thuộc các cấp xã này sang địa bàn thuộc các cấp xã khác tương ứng trên cùng các địa bàn cấp huyện nhưng tổng quy mô diện tích của khu kinh tế không thay đổi quá 10% và không thay đổi các địa bàn cấp huyện.

    (2) Việc điều chỉnh ranh giới khu kinh tế được thực hiện nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    - Do thay đổi của quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có liên quan làm ảnh hưởng đến phương hướng phát triển của khu kinh tế;

    - Giảm quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập;

    - Tăng quy mô diện tích của khu kinh tế so với quy mô diện tích của khu kinh tế đã được thành lập nhưng không quá 10% để bảo đảm không gian phát triển, tác động lan tỏa của các ngành, lĩnh vực được ưu tiên phát triển của khu kinh tế.

    saved-content
    unsaved-content
    9