Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc có phải lập hồ sơ?

Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc có phải lập hồ sơ? Có các loại hồ sơ thiết kế kiến trúc nào? Quy cách hồ sơ thiết kế kiến trúc quy định ra sao?

Nội dung chính

    Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc có phải lập hồ sơ?

    Căn cứ điểm a khoản 5 Điều 2 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định:

    Quy định chung về hồ sơ thiết kế kiến trúc
    ...
    4. Hồ sơ thiết kế kiến trúc trong đồ án quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, thiết kế đô thị được thực hiện theo Luật Xây dựng và Luật Quy hoạch đô thị.
    5. Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc phải lập hồ sơ thiết kế kiến trúc điều chỉnh gồm các bản vẽ được điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu sau:
    a) Nêu rõ nội dung, thời gian, lần điều chỉnh, có sự thống nhất của chủ nhiệm thiết kế và chủ đầu tư;
    b) Tổ chức thiết kế và chủ đầu tư phải ký xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sửa đổi trong khung tên bản vẽ.

    Như vậy, khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc phải lập hồ sơ thiết kế kiến trúc điều chỉnh gồm các bản vẽ được điều chỉnh đảm bảo các yêu cầu sau:

    - Nêu rõ nội dung, thời gian, lần điều chỉnh, có sự thống nhất của chủ nhiệm thiết kế và chủ đầu tư;

    - Tổ chức thiết kế và chủ đầu tư phải ký xác nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung sửa đổi trong khung tên bản vẽ.

    Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc có phải lập hồ sơ?Khi điều chỉnh thiết kế kiến trúc có phải lập hồ sơ? (Ảnh từ Internet)

    Có các loại hồ sơ thiết kế kiến trúc nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định:

    Quy định chung về hồ sơ thiết kế kiến trúc
    ...
    2. Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các loại sau:
    a) Hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ là nội dung kiến trúc trong thiết kế sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;
    b) Hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở là nội dung kiến trúc trong thiết kế cơ sở ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi;
    c) Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là nội dung kiến trúc trong thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;
    d) Thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công là nội dung kiến trúc trong thiết kế bản vẽ thi công ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;
    đ) Các hồ sơ thiết kế kiến trúc ở các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế, tương ứng với các bước thiết kế xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.
    ...

    Như vậy, hồ sơ thiết kế kiến trúc gồm 5 loại, cụ thể như sau:

    - Hồ sơ thiết kế kiến trúc sơ bộ là nội dung kiến trúc trong thiết kế sơ bộ ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu tiền khả thi;

    - Hồ sơ thiết kế kiến trúc cơ sở là nội dung kiến trúc trong thiết kế cơ sở ở giai đoạn báo cáo nghiên cứu khả thi;

    - Thiết kế kiến trúc kỹ thuật là nội dung kiến trúc trong thiết kế kỹ thuật ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;

    - Thiết kế kiến trúc bản vẽ thi công là nội dung kiến trúc trong thiết kế bản vẽ thi công ở giai đoạn sau thiết kế cơ sở;

    - Các hồ sơ thiết kế kiến trúc ở các bước thiết kế khác (nếu có) theo thông lệ quốc tế, tương ứng với các bước thiết kế xây dựng do người quyết định đầu tư quyết định khi quyết định đầu tư dự án.

    Quy cách hồ sơ thiết kế kiến trúc quy định ra sao?

    Căn cứ Điều 3 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định:

    Quy cách hồ sơ thiết kế kiến trúc
    1. Hồ sơ thiết kế kiến trúc bao gồm các thành phần bản vẽ và thuyết minh.
    2. Hồ sơ thiết kế kiến trúc phải đảm bảo các yêu cầu sau:
    a) Quy cách, tỷ lệ bản vẽ theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5671:2012 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - hồ sơ thiết kế kiến trúc;
    b) Khung tên bản vẽ phải tuân thủ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5571:2012 về hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - bản vẽ xây dựng - khung tên.
    3. Cá nhân chịu trách nhiệm về chuyên môn kiến trúc của tổ chức, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền phải ký, đóng dấu của nhà thầu thiết kế theo quy định.
    4. Chủ nhiệm thiết kế được ghi tên trong hồ sơ thiết kế phải đảm bảo:
    a) Trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ thiết kế, có chuyên môn và chịu trách nhiệm cao nhất về nội dung và chất lượng của thiết kế kiến trúc, kiểm soát các bộ môn để phối hợp, thống nhất với kiến trúc;
    b) Chủ nhiệm thiết kế có thể là tác giả phương án kiến trúc hoặc người trực tiếp tổ chức thực hiện ý tưởng của tác giả.
    5. Chủ trì thiết kế kiến trúc được ghi tên trong hồ sơ thiết kế phải đảm bảo:
    a) Phải đủ năng lực được giao chủ trì thiết kế kiến trúc công trình hoặc chủ trì thẩm tra thiết kế kiến trúc, chịu trách nhiệm về nội dung của thiết kế kiến trúc;
    b) Chủ trì có thể thay thế vai trò chủ nhiệm nếu được chủ nhiệm ủy quyền.

    Như vậy, quy cách hồ sơ thiết kế kiến trúc được quy định cụ thể như trên

    Hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2020/TT-BXD quy định:

    Hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật
    1. Nội dung hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật phải phù hợp với thiết kế cơ sở được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt, phải làm rõ các thông số kỹ thuật, vật liệu, kích thước, các tính toán cụ thể về kỹ thuật để sản xuất, xây dựng, lắp đặt.
    2. Bản vẽ gồm:
    a) Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng, bản đồ hiện trạng, ranh giới khu đất, thông tin quy hoạch theo quy hoạch được phê duyệt;
    b) Bản vẽ tổng mặt bằng: thể hiện các hạng mục dự án đầu tư xây dựng, quy định rõ hạng mục xây mới, cải tạo, chỉnh trang trên cơ sở hiện trạng khu đất, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, xác định các lối vào, lối ra và phân luồng giao thông, các chỉ tiêu kỹ thuật về diện tích khu đất nghiên cứu, diện tích xây dựng, mật độ xây dựng, tổng diện tích sàn, hệ số sử dụng đất, diện tích các hạng mục, số tầng, hệ thống giao thông nội bộ, xác định ranh giới và định vị các công trình ngầm;
    c) Các bản vẽ định vị công trình, mặt bằng các tầng, mặt đứng, mặt cắt, sơ đồ dây chuyền và tổ chức không gian;
    d) Các bản vẽ minh họa: phối cảnh tổng thể, phối cảnh góc, nội ngoại thất cơ bản;
    đ) Các bản vẽ kích thước, thống kê các loại cửa, buồng thang; thống kê diện tích, chỉ định vật liệu, màu sắc kiến trúc mặt đứng, khu vệ sinh, ốp lát sàn, danh mục vật liệu hoàn thiện;
    e) Bản vẽ công trình phụ trợ và bên ngoài nhà, hàng rào, cây xanh, sân vườn.
    3. Thuyết minh gồm:
    a) Thể hiện rõ các tính toán lựa chọn phương án kỹ thuật, dây chuyền công nghệ, tính chất vật liệu, làm rõ các thông số mà bản vẽ không thể hiện hết và đảm bảo đủ cơ sở để lập tổng dự toán công trình và thiết kế xây dựng;
    b) Các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.

    Như vậy, hồ sơ thiết kế kiến trúc kỹ thuật quy định như trên.

    saved-content
    unsaved-content
    58
    CÔNG TY TNHH THƯ VIỆN NHÀ ĐẤT