Loading


Khi doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật, quản tài viên có được phép đại diện cho doanh nghiệp phá sản không?

Khi doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật, quản tài viên có được phép đại diện cho doanh nghiệp phá sản không?

Nội dung chính


    Quản tài viên có được đại diện cho doanh nghiệp phá sản khi doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật?

    Căn cứ Điều 16 Luật Phá sản 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản như sau:

    1. Quản lý tài sản, giám sát hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, gồm:

    a) Xác minh, thu thập, quản lý tài liệu, chứng cứ liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã;

    b) Lập bảng kê tài sản, danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ;

    c) Bảo quản tài sản; ngăn chặn việc bán, chuyển giao tài sản mà không được phép của Thẩm phán; ngăn chặn việc tẩu tán tài sản; tối đa hóa giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã khi bán, thanh lý tài sản;

    d) Giám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định của pháp luật;

    đ) Được thuê cá nhân, tổ chức thực hiện công việc theo quy định của pháp luật;

    e) Đề xuất với Thẩm phán về việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã để bảo đảm chi phí phá sản;

    g) Bán tài sản theo quyết định của Thẩm phán để bảo đảm chi phí phá sản;

    h) Tổ chức việc định giá, thanh lý tài sản theo quy định của Luật này; báo cáo cơ quan thi hành án dân sự, thông báo đến người tham gia thủ tục phá sản có liên quan về việc giao cho cá nhân, tổ chức thực hiện thanh lý tài sản;

    i) Gửi các khoản tiền thu được vào tài khoản do Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền mở tại ngân hàng.

    2. Đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật.

    3. Báo cáo về tình trạng tài sản, công nợ và hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã, tham gia xây dựng kế hoạch phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

    4. Đề nghị Thẩm phán tiến hành các công việc sau:

    a) Thu thập tài liệu, chứng cứ;

    b) Tuyên bố giao dịch vô hiệu và quyết định thu hồi tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị bán hoặc chuyển giao bất hợp pháp;

    c) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp xử phạt hành chính; chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.

    5. Được hưởng thù lao và thực hiện trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

    6. Báo cáo việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự; chịu trách nhiệm trước Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

    Như vậy, Quản tài viên được đại diện cho doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã không có người đại diện theo pháp luật. Do đó, công ty anh/chị hiện tại không có người đại diện theo pháp luật làm các thủ tục phá sản thì Quản tài viên được đại diện cho doanh nghiệp anh/chị thực hiện thủ tục phá sản.

    Khi doanh nghiệp không có người đại diện theo pháp luật, quản tài viên có được phép đại diện cho doanh nghiệp phá sản không?(hình ảnh Internet)

    Người tham gia thủ tục phá sản có được đề nghị Quản tài viên thu thập tài liệu, chứng cứ không?

    Theo Điều 18 Luật Phá sản 2014 quy định quyền, nghĩa vụ của người tham gia thủ tục phá sản như sau:

    1. Thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản.

    2. Cung cấp tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc giải quyết phá sản.

    3. Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình để giao nộp cho Tòa án nhân dân.

    4. Đề nghị Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản; đề nghị Thẩm phán quyết định kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; đề nghị Thẩm phán triệu tập người làm chứng.

    5. Được biết và ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do người tham gia thủ tục phá sản khác xuất trình hoặc do Thẩm phán thu thập.

    6. Đề nghị áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    7. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.

    8. Tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.

    9. Tham gia Hội nghị chủ nợ.

    10. Đề nghị thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Điều 46 của Luật này.

    11. Đề nghị Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bổ sung chủ nợ, người mắc nợ vào danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ.

    12. Đề xuất với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về việc thu hồi các khoản tiền, tài sản của người mắc nợ.

    13. Phải có mặt theo yêu cầu của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, giấy triệu tập của Tòa án nhân dân và chấp hành các quyết định của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết phá sản.

    14. Tham gia vào việc quản lý, thanh lý tài sản theo yêu cầu của Thẩm phán, cơ quan thi hành án dân sự, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

    15. Đề nghị xem xét lại quyết định của Tòa án nhân dân theo quy định của Luật này.

    16. Trường hợp cá nhân tham gia thủ tục phá sản chết thì người thừa kế hợp pháp của họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định tại Điều này.

    Theo đó, người tham gia thủ tục phá sản có thể đề nghị Quản tài viên xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ mà tự mình không thể thực hiện được hoặc trưng cầu giám định, định giá, thẩm định giá tài sản.

    saved-content
    unsaved-content
    27