Loading


Khi không đăng ký kết hôn, ai có quyền nuôi con và quyền này được xác định như thế nào?

Khi không đăng ký kết hôn, ai có quyền nuôi con và quyền này được xác định như thế nào trong trường hợp có tranh chấp về quyền nuôi con sau khi chia tay?

Nội dung chính

    Khi không đăng ký kết hôn, ai có quyền nuôi con và quyền này được xác định như thế nào?

    Khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

    Theo đó, Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014quy định như sau: Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

    Như vậy, quyền nuôi con được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014như sau:

    - Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    - Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

     

    saved-content
    unsaved-content
    36
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ