Loading


Khi vợ chồng ly thân, ai có quyền nuôi con? Sau bao lâu ly thân thì có thể đơn phương ly hôn?

Khi vợ chồng ly thân, ai có quyền nuôi con? Sau bao lâu ly thân thì có thể đơn phương ly hôn?

Nội dung chính


    Ly thân là gì?

    Hiện nay, pháp luật hiện hành không có quy định giải thích về cụm từ ly thân.

    Tuy nhiên, ly thân có thể hiểu là việc vợ chồng không còn chung sống với nhau, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly dị.

    Giữa ly thân và ly hôn có sự khác nhau như sau:

    - Ly thân: Vợ chồng không còn chung sống với nhau, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa.

    Trên pháp lý thì vợ chồng vẫn là vợ chồng.

    - Ly hôn: Vợ chồng chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vợ chồng phải nộp đơn ly hôn lên Tòa án để được giải quyết.

    Trên pháp lý thì vợ chồng không còn là vợ chồng.

     

     Ai có quyền nuôi con khi vợ chồng ly thân? Ly thân bao lâu thì được đơn phương ly hôn? (Hình từ Internet)

    Khi vợ chồng ly thân, ai có quyền nuôi con?

    Tại Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng ly thân như sau:

    Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ

    1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

    2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    ...

    Như vậy, một trong những nghĩa vụ của cha mẹ chính là trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Hiện nay pháp luật không quy định về vấn đề ly thân giữa vợ và chồng. Chính vì vậy, nếu vợ chồng ly thân với nhau thì có thể thỏa thuận với nhau về quyền nuôi con. Trường hợp không thỏa thuận được thì có thể tiến hành ly hôn và giành quyền nuôi con, khi đó Tòa án sẽ quyết định ai sẽ là người có quyền nuôi con.

    Ly thân bao lâu thì được đơn phương ly hôn?

    Tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

    Tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về thuận tình ly hôn như sau:

    Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Theo đó, hiện hành pháp luật không quy định ly thân bao lâu thì được đơn phương ly hôn. Thời gian ly thân sẽ không được xem xét hoặc ảnh hưởng đến quyết định ly hôn. Việc ly hôn có thể thực hiện trong trường hợp:

    Trường hợp 1: Ly hôn theo yêu cầu của vợ hoặc chồng:

    Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    Trường hợp 2: Ly hôn theo thoả thuận của cả hai vợ chồng:

    Nếu cả hai bên tự nguyện quyết định ly hôn sau một thời gian ly thân. Trong trường hợp này, có thể thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

    saved-content
    unsaved-content
    1708
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ