Loading


Luật các tổ chức tín dụng 2024 pdf? Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là Luật nào?

Tải về Luật các tổ chức tín dụng 2024 file pdf? Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất hiện nay là Luật nào?

Nội dung chính

    Luật các tổ chức tín dụng 2024 pdf? Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là Luật nào?

    Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là Luật số 32/2024/QH15 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

    Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2024.

    Luật số 32 Luật các tổ chức tín dụng 2024 pdf: Tải về

    Căn cứ Điều 2 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về đối tượng áp dụng quy định như sau:

    Đối tượng áp dụng
    1. Tổ chức tín dụng.
    2. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    3. Văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng (sau đây gọi là văn phòng đại diện nước ngoài).
    4. Tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có chức năng mua, bán, xử lý nợ (sau đây gọi là tổ chức mua bán, xử lý nợ).
    5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể, phá sản tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ chức, hoạt động, can thiệp sớm, giải thể, chấm dứt hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài; việc thành lập, hoạt động của văn phòng đại diện nước ngoài; việc xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức mua bán, xử lý nợ.

    Như vậy, các đối tượng áp dụng trong việc quy định liên quan đến tổ chức tín dụng và các hoạt động liên quan cụ thể theo quy định nêu trên.

    Luật các tổ chức tín dụng 2024 pdf? Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là Luật nào?

    Luật các tổ chức tín dụng 2024 pdf? Luật Các tổ chức tín dụng mới nhất là Luật nào? (Hình từ Internet)

    Để bảo vệ quyền lợi của khách hàng các tổ chức tín dụng cần có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 10 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng quy định như sau:

    Trách nhiệm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trong việc bảo vệ quyền lợi của khách hàng
    1. Tham gia bảo hiểm tiền gửi, quỹ bảo đảm an toàn hệ thống quỹ tín dụng nhân dân theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh.
    2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn tiền gốc, lãi của khoản tiền gửi theo thỏa thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
    3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
    4. Công bố công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng.
    5. Công bố công khai thời gian giao dịch chính thức. Trường hợp ngừng giao dịch tại một hoặc một số địa điểm thực hiện giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức hoặc ngừng giao dịch bằng phương tiện điện tử, chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
    Trường hợp ngừng giao dịch do sự kiện bất khả kháng, chậm nhất là 24 giờ sau thời điểm ngừng giao dịch, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết thông tin về ngừng giao dịch tại địa điểm giao dịch hoặc trên trang thông tin điện tử của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

    Như vậy, để bảo vệ quyền lợi của khách hàng thì các tổ chức tín dụng cần có 05 trách nhiệm cụ thể theo quy định nêu trên.

    saved-content
    unsaved-content
    51