Loading


Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú hiện nay

Kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú là gì? Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú hiện nay.

Nội dung chính

    Kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú là gì?

    Căn cứ khoản 22 Điều 3 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:

    Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý
    ...
    22. Kinh doanh dịch vụ lưu trú, gồm: Các cơ sở lưu trú theo quy định của Luật du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác (nghỉ theo giờ và nghỉ qua đêm) hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú du lịch.
    ...

    Bên cạnh đó, căn cứ Điều 48 Luật Du lịch 2017 quy định về các cơ sở lưu trú du lịch như sau:

    Các loại cơ sở lưu trú du lịch
    1. Khách sạn.
    2. Biệt thự du lịch.
    3. Căn hộ du lịch.
    4. Tàu thủy lưu trú du lịch.
    5. Nhà nghỉ du lịch.
    6. Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê.
    7. Bãi cắm trại du lịch.
    8. Các cơ sở lưu trú du lịch khác.

    Như vậy, kinh doanh dịch vụ lưu trú là việc cung cấp các cơ sở lưu trú du lịch và các hình thức dịch vụ cho thuê chỗ ở, bao gồm nghỉ theo giờ, nghỉ qua đêm, và có thể hoạt động trên đất liền hoặc trên các phương tiện tàu thủy lưu trú.

    Các cơ sở lưu trú được kinh doanh hiện nay bao gồm khách sạn, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch, tàu thủy lưu trú du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê, bãi cắm trại du lịch, các cơ sở lưu trú du lịch khác và các hình thức dịch vụ cho thuê lưu trú khác.

    Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú hiện nay

    Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú hiện nay (Hình từ Internet)

    Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú hiện nay

    Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg quy định về mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ lưu trú như sau:

     

     

     

     

     

    DỊCH VỤ LƯU TRÚ VÀ ĂN UỐNG

     

    55

     

     

     

    Dịch vụ lưu trú

     

     

    551

    5510

     

    Dịch vụ lưu trú ngắn ngày

     

     

     

     

    55101

    Khách sạn

     

     

     

     

    55102

    Biệt thự hoặc căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

     

     

     

     

    55103

    Nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày

     

     

     

     

    55104

    Nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở lưu trú ngắn ngày tương tự

     

     

    5590

    5590

     

    Cơ sở lưu trú khác

     

     

     

     

    55901

    Ký túc xá học sinh, sinh viên

     

     

     

     

    55902

    Chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm

        55909
    Cơ sở lưu trú khác chưa được phân vào đâu

    Theo đó, mã ngành nghề kinh doanh các loại hình lưu trú được quy định như bảng trên.

    Kinh doanh các loại hình lưu trú du lịch thì có cần phải bảo đảm an ninh, trật tự không?

    Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP về các loại ngành nghề cần đáp ứng điều kiện về bảo đảm an ninh, trật tự như sau:

    Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự
    1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:
    a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
    b) Kinh doanh các loại pháo;
    c) Kinh doanh súng bắn sơn;
    d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
    đ) Kinh doanh casino;
    e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;
    g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
    h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
    i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
    k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
    l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;
    m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
    n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.

    Như vậy, khi doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (bao gồm cả các loại hình lưu trú du lịch) thì cần phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự.

    Điều kiện cần phải đáp ứng về bảo đảm an ninh, trật tự bao gồm những gì?

    Khi kinh doanh dịch vụ các loại hình lưu trú du lịch thì cần đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, trật tự được quy định tại Điều 7 Nghị định 96/2016/NĐ-CP bao gồm:

    - Được phép hoạt động hợp pháp: Cơ sở kinh doanh phải được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập đúng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    - Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở không thuộc các trường hợp sau:

    + Đối với công dân Việt Nam:

    Người đã bị khởi tố hình sự và đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử bởi các cơ quan pháp luật Việt Nam hoặc nước ngoài.

    Người có tiền án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác do lỗi cố ý, bị kết án từ 3 năm tù trở lên mà chưa được xóa án tích.

    Người đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành án tù, đang thụ án cải tạo không giam giữ, hoặc đang bị quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc cấm kinh doanh các ngành nghề có điều kiện về an ninh, trật tự theo quyết định của tòa án.

    Người đang áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, hoặc đang bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác mà chưa đủ thời gian để được coi là không còn bị xử lý hành chính.

    Người đang nghiện ma túy hoặc bị tạm hoãn, tạm đình chỉ việc thực hiện quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    + Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài: Người chưa được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp phép cư trú.

    - Đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy: Cơ sở phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    98