Loading

14:47 - 07/12/2024

Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024? Cách viết Mẫu kê khai tài sản 2024 bổ sung?

Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024? Cách viết Mẫu kê khai tài sản 2024 bổ sung? Những đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm?

Nội dung chính

    Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024? Cách viết Mẫu kê khai tài sản 2024 bổ sung?

    Hiện nay, Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024 là Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập bổ sung như sau:

    mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024

    Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024 

    Tải về Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024.

    Hướng dẫn các viết Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024:

    PhầnTên cơ quan, đơn vị: Điền tên cơ quan hoặc đơn vị mà bạn trực thuộc ở phía trên cùng.

    (1) Thời gian lập bản kê khai: Ghi ngày, tháng, năm hoàn thành việc kê khai vào phần mở ngoặc. Ví dụ: (Ngày 15 tháng 12 năm 2024).

    Phần Thông tin chung: Điền theo mẫu sau:

    1. Người kê khai tài sản, thu nhập

    - Họ và tên:................................ Ngày tháng năm sinh:..................................................

    - Chức vụ/chức danh công tác:......................................................................................

    - Cơ quan/đơn vị công tác:............................................................................................

    - Nơi thường trú:...........................................................................................................

    - Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:........................... ngày cấp............... nơi cấp......................

    2. Vợ hoặc chồng của người kê khai tài sản, thu nhập

    - Họ và tên:............................... Ngày tháng năm sinh:...................................................

    - Nghề nghiệp:..............................................................................................................

    - Nơi làm việc:...........................................................................................................

    - Nơi thường trú:...........................................................................................................

    - Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:............................... ngày cấp........... nơi cấp...................

    3. Con chưa thành niên (con đẻ, con nuôi theo quy định của pháp luật)

    3.1. Con thứ nhất:

    - Họ và tên:............................... Ngày tháng năm sinh:...................................................

    - Nơi thường trú:...........................................................................................................

    - Số căn cước công dân hoặc giấy chứng minh nhân dân:................................. ngày cấp........... nơi cấp................

    3.2. Con thứ hai (trở lên): Kê khai tương tự như con thứ nhất.

    Phần biến động tài sản, thu nhập: Cách kê khai biến động tài sản, thu nhập:

    - Loại tài sản/thu nhập: Liệt kê đầy đủ các loại tài sản và thu nhập được nêu trong mẫu (đất, nhà, tài sản khác gắn liền với đất, tiền, cổ phiếu, tài sản ở nước ngoài…).

    - Tăng/giảm: Đánh dấu rõ biến động tài sản: tăng hoặc giảm. Nếu không có biến động, ghi “không”.

    - Số lượng và giá trị tài sản: Ghi rõ số lượng (nếu có) và giá trị cụ thể của từng loại tài sản, thu nhập.

    - Giải trình nguồn gốc tài sản: Nêu rõ nguồn gốc của tài sản tăng thêm (ví dụ: từ thu nhập cá nhân, vay mượn, được tặng/cho...).

    Một số lưu ý quan trọng khi kê khai tài sản, thu nhập:

    - Đối với quyền sử dụng đất: Ghi rõ loại đất (đất ở, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp…), diện tích, địa chỉ cụ thể.

    - Đối với nhà ở, công trình xây dựng: Liệt kê chi tiết về loại hình (nhà ở, công trình khác), diện tích, giá trị ước tính.

    - Đối với tài sản giá trị lớn (như xe cộ, máy móc, đồ mỹ nghệ…): Ghi rõ giá trị từng loại tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên.

    - Tổng thu nhập giữa hai lần kê khai: Tính toán và ghi rõ tổng thu nhập (bao gồm lương, thưởng, các khoản thu nhập khác…).

    Phần thông tin mô tả về tài sản, thu nhập tăng thêm

    Chi tiết hóa tài sản, thu nhập tăng thêm: Ghi rõ thông tin về tài sản mới phát sinh, thời gian phát sinh, lý do và nguồn gốc tài sản. Nếu là thu nhập tăng thêm, nêu rõ lý do và số tiền cụ thể. Ví dụ mô tả: "Ngày 01/11/2024, mua thêm 1 căn hộ tại Hà Nội với giá 3 tỷ đồng, nguồn từ tiền tiết kiệm cá nhân và vay ngân hàng." hoặc "Tăng thêm 200 triệu đồng do nhận thưởng từ công ty trong năm 2024."

    Phần ký tên và xác nhận

    - Người kê khai: Ký và ghi rõ họ tên ở cuối bản kê khai.

    - Cơ quan tiếp nhận: Phần này dành cho cơ quan, đơn vị quản lý xác nhận tính hợp lệ của bản kê khai.

    Một số lưu ý khi lập bản kê khai:

    - Kê khai trung thực, chính xác; không được bỏ sót bất kỳ tài sản hay thu nhập nào theo yêu cầu của mẫu.

    - Nếu không có biến động tài sản, cần ghi rõ "không có biến động" tại mục tương ứng.

    - Đối với tài sản, thu nhập ở nước ngoài, cần kê khai chi tiết quốc gia, địa chỉ, giá trị và thời điểm phát sinh.

    Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024? Cách viết Mẫu kê khai tài sản 2024 bổ sung?

    Mẫu kê khai tài sản theo Nghị định 130 Phụ lục 2 năm 2024? Cách viết Mẫu kê khai tài sản 2024 bổ sung? (Hình từ Internet)

    Những đối tượng nào có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập hằng năm?

    Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định:

    Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
    Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
    1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
    a) Chấp hành viên;
    b) Điều tra viên;
    c) Kế toán viên;
    d) Kiểm lâm viên;
    đ) Kiểm sát viên;
    e) Kiểm soát viên ngân hàng;
    g) Kiểm soát viên thị trường;
    h) Kiểm toán viên;
    i) Kiểm tra viên của Đảng;
    k) Kiểm tra viên hải quan;
    l) Kiểm tra viên thuế;
    m) Thanh tra viên;
    n) Thẩm phán.
    2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
    3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

    Như vậy, những đối tượng nêu trên có nghĩa vụ thực hiện việc kê khai tài sản, thu nhập hằng năm theo quy định.

    saved-content
    unsaved-content
    685